Ấm lòng mùa lễ Vu Lan trong 5 ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 mùa lễ Vu Lan, những người con đất Việt lại tìm về cội nguồn yêu thương để bày tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành của mình...
am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam Mùa Vu Lan báo hiếu!
am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam Lễ vu lan: Đừng đua nhau mà làm ảnh hưởng đến người đã khuất

Chùa Bái Đính, Ninh Bình

Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa.

am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam

Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân - Thiện – Mỹ.

Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.

am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam

Hành lang chùa dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật. Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tất, Phật Thích Ca Mầu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người. Một công trình kiến trúc đồ sộ, tinh tế được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh.

Nhìn từ xa, khu chùa Bái Đính như đang tựa mình bên sườn đồi xanh thẳm. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính.

Chùa Hoằng Pháp, TP HCM

Là một ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn, chùa Hoằng Pháp không chỉ sở hữu cảnh đẹp thanh tịnh giữa thiên nhiên xanh mát mà còn là nơi để cho những người con tâm kính học đạo.

am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam

Chùa Hoằng Pháp có khuôn viên rộng lớn, bạn có thể tịnh tâm cầu khấn bình an, ăn bữa cơm chay ấm lòng ngày Vu Lan hay chờ hoa sala rụng để nhận lộc với hy vọng sẽ nhận thêm phúc lành từ cửa Phật.

Chùa do Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Năm 1959, ngôi chùa tường gạch mái ngói chiều ngang 10m, chiều rộng 18m mới được xây dựng, hướng Tây Bắc. Năm 1972, chùa lại được xây nối thêm mặt tiền chánh điện dài 28m.

Ngôi chánh điện đã được chùa tổ chức khánh thành trọng thể vào ngày 16-10-1997. Điện Phật tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định, chiều cao khoảng 4,5m. Chung quanh vách tường phía trên là 7 bức phù điêu bằng xi-măng minh họa cuộc đời đức Phật từ khi Đản sanh đến lúc Nhập Niết bàn. Ở đây tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 5m bằng cẩm thạch, nặng hơn 20 tấn. Lễ an vị đã được tổ chức vào ngày 23-11-1999 (16-10 năm Kỷ Mão)

Chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP HCM. Để đến chùa Hoằng Pháp bạn chọn tuyến xe buýt phù hợp đi Bến Xe Củ Chi, các tuyến xe này đa số sẽ đi ngang qua chùa Hoằng Pháp.

Thiền viện Trúc lâm An Tâm

Thiền viện An Tâm, Tây Thiên – một ngôi chùa lớn nằm trên núi Thạch Bàn, giờ là khu di tích Tây Thiên, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây thiên cảnh trong lành, yên bình thích hợp là nơi vãn cảnh, chiêm bái Phật tổ.

am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam

Vào dịp lễ Vu Lan, Thiền viện tổ chức Đại lễ Vu Lan với rất nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm nhắc nhở chúng ta biết tri ân và báo ân đối với cha mẹ. Lễ “Bông hồng cài áo” không những để vinh danh người mẹ mà còn để tưởng nhớ người cha. Và hoạt động khác như Lễ phóng sinh, tham quan vãn cảnh Thiền Viện Tây Thiên và đại bảo tháp Mandala hoặc nghe Sư cô giảng pháp, chia sẻ giáo lý…

Chùa Vĩnh Nghiêm, TPHCM

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.

Ngoài ra chùa còn được ghi nhận là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, với 7 tầng, cao 14 m được khánh thành năm 2003. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý - Trần.

am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam

Chùa được xây dựng theo hình chữ công, hai lớp mái chồng diêm, mang nét cổ kính, theo truyền thống Á Đông.

Chánh điện có những công trình chạm khắc gỗ của những năm 1960. Tháp Quan Âm ở bên trái, 7 tầng mái, cao 35 m, bảo tháp hình vuông cạnh 6 m, đỉnh tháp gọi là Long Xa; vọng chuông thấp có đại hồng chung đường kính 1,8 m. Ðây là ngôi tháp lớn nhất của Phật giáo Việt Nam.

Mùa Vu Lan, đến chùa, ngoài tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên thì bạn còn được tham gia nhiều hoạt động từ thiện, lễ phóng sinh cầu nguyện bình an và hạnh phúc.

Cách trung tâm thành phố 2 km về hướng Tây Bắc, từ bao lâu nay, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi hành hương quan trọng của Phật tử thành phố. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Quận 3, TPHCM.

Chùa Giác Lâm, TP HCM

Giác Lâm là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1744, chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương xây dựng. Trải qua hàng trăm năm, chùa có nhiều tên gọi khác nhau như: Chùa Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Ngày nay, Chùa Giác Lâm tọa lạc tại 118 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TPHCM.

Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ tam; chính điện là kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, có bốn cột chính gọi là tứ trụ.

am long mua le vu lan trong 5 ngoi chua noi tieng viet nam

Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan được xây dựng năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Chùa hình chữ nhật, gồm 3 lớp nhà chính: chính điện, giảng đường, nhà trai, không kể các nhà phụ.

Chùa hiện lưu giữ 118 pho tượng (106 tượng gỗ, 7 tượng đồng, 5 tượng bằng xi măng), trong đó có 113 pho tượng cổ. Trong các pho tượng cổ có bộ tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng Thập Điện, bộ tượng Phật và Tứ Chúng gây được sự chú ý của khách đến chiêm bái nhiều nhất.

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại TP.HCM, với lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ ấn tượng. Vãn cảnh chùa, bạn không chỉ có không gian để tịnh tâm cầu khấn mà cảm nhận vẻ đẹp kiến trúc cũng như thiên nhiên thiên mỹ của chùa.

Đến chùa, bạn có thể cùng Phật tử đã dâng lời tác bạch cúng dường pháp y, bày tỏ niềm tri ân của người con đối với Tam bảo, đấng sinh thành nhân mùa Vu lan - Báo hiếu.

Ngôi chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, phường 10, Quận Tân Bình.

dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Xem thêm
Phiên bản di động