Ai là người quản lý?
Hà Nội dừng đỗ xe chéo để thí điểm thu phí trông giữ theo giờ | |
Hà Nội nghiên cứu thí điểm phương án dừng đỗ xe thông minh tại lòng đường | |
Dừng, đỗ xe tràn lòng đường: Chẳng lẽ bó tay? |
Tràn lan vi phạm
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện tại có nhiều khu nhà tập thể, khu tái định cư có khoảng không gian sinh hoạt chung, đã và đang bị lấn chiếm để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Dù đã được phản ánh rất nhiều nhưng sự chuyển biến vẫn chưa tích cực.
Xe máy dừng đỗ tràn lan, lấn chiếm không gian chung. Ảnh chụp tại khu Trung Hòa - Nhân Chính, lúc 16h45, ngày 13/3/2019. |
Theo khảo sát của phóng viên tại các khu như: Trung Hòa - Nhân Chính (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân); Trung Tự (quận Đống Đa); Văn Quán (Hà Đông)… phổ biến nhất là việc không gian chung bị lấn chiếm làm bãi đậu xe, hàng quán.
Cụ thể, tại khu Trung Hòa – Nhân Chính thuộc địa bàn phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) và phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) phần lớn diện tích chung, hành lang ở các tòa nhà N5C, N5D đều được người dân tận dụng để kinh doanh cơm, phở, bún, ốc, chè, nước mía, trà đá…
Vào giờ cao điểm, khách đông ngồi tràn, đặc kín. Đáng nói, tại các khu vực này, xe máy đậu tràn lan chiếm dụng vỉa hè, lòng đường. Chưa hết, hiện phía bên dưới các tòa nhà (N6A, N6B, N6C) hiện tượng nhiều hàng quán, chợ cóc chiếm dụng vỉa hè cũng xuất hiện.
Xe ô tô dừng đỗ ngay dưới biển cấm dừng đỗ đoạn thuộc khu vực nhà CT2B, Khu đô thị Văn Quán (Hà Đông). Ảnh chụp lúc 10h35, ngày 14/3/2019. |
Tại khu đô thị Văn Quán (Hà Đông) tình trạng lộn xộn cũng diễn ra tương tự. Tại đây, quanh khu vực nhà CT2B, CT7A, CT8B… tình trạng ôtô đỗ thành hàng, chiếm trọn vỉa hè thậm chí ngay dưới biển cấm vẫn tồn tại.
Cũng tại khu đô thị này, trên nhiều trục đường giao thông phía trước tòa nhà, dù đã được kẻ vẽ vạch đỗ xe một bên đường, nhưng một số chủ xe ô tô vẫn cố tình đỗ xe ở cả hai bên lề, lòng đường, khiến cho đường giao thông qua khu vực này chỉ còn một lối đi nhỏ.
Đó là với các khu đô thị mới, tình trạng tương tự, thậm chí có phần nghiêm trọng hơn cũng đang diễn ra tại một số khu tập thể, chung cư cũ. Khu tập thể Trung Tự (quận Đống Đa) là ví dụ. Tại đây, giữa các khu nhà tình trạng xe máy dừng đỗ lộn xộn tương đối phổ biến.
Cụ thể, ở giữa các khu C2, C3, B4, B5 đoạn đối diện cổng trường Việt – Triều… xe máy thường xuyên đỗ la liệt trước hàng ăn, quán nước gây cản trở giao thông. Đáng nói, ở khu vực này, không những kinh doanh buôn bán hàng ăn, một số hộ gia đình còn tận dụng khoảng sân chơi này treo cả biển quảng cáo, căng ô, bạt để tiện cho việc bán hàng.
Cần sớm vào cuộc
Điều cần nói thêm, trong khi quản lý lòng hè, đô thị là do chính quyền phường sở tại quản lý, thì tại các khu chung cư, đô thị vẫn đang bị bỏ ngỏ. Ở những khu đô thị hiện đại của những tập đoàn có tên tuổi như Vingruop, việc quản lý không gian sống rất bài bản, khoa học, tuyệt đối không có chuyện để xe, kinh doanh. Tuy nhiên, với những khu chung cư như các khu nhà định cư, khu chung cư cũ, khu đô thị xây xong trao tay… tình trạng lộn xộn vẫn cứ tiếp diễn. Ô tô, xe máy để bừa bãi, hàng quán kinh doanh vô tội vạ. Và đáng ngạc nhiên không thấy cơ quan chức năng nào đến xử lý. Những hành vi này không chỉ đến không gian sinh hoạt chung, nơi vui chơi của trẻ em đã bị xâm lấn mà còn làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông… |
Khách quan nhìn nhận, tình trạng dừng, đỗ xe bát nháo tại các khu đô thị, khu tập thể nảy sinh xuất phát từ hạ tầng giao thông tĩnh không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, 12 quận nội thành của thành phố hiện chỉ có 590 điểm đỗ, bãi xe tập trung với diện tích khoảng 37,88ha.
Trong khi đó, lượng xe cộ các loại của thành phố khoảng 5,8 triệu xe. Ước tính, diện tích các điểm, bãi đỗ xe tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đỗ xe của người dân.
Còn lại khoảng 90% số phương tiện có nhu cầu đỗ hiện nay đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, công sở, lòng đường, vỉa hè, ngõ cụt, sân trường, bệnh viện, các khu đất trống của các dự án...
Đáng lưu ý, theo các ngành chức năng tốc độ tăng trưởng các loại phương tiện giao thông đường bộ hiện nay là quá nhanh (trung bình, đối với ô tô là khoảng 10,2%/năm và xe máy khoảng 6,7%/năm).
Trong khi tỷ lệ tăng trưởng diện tích đất dành cho giao thông đô thị/diện tích đất xây dựng mới chỉ đạt từ 0,25%- 0,3%/năm, chưa theo kịp với tốc độ gia tăng về phương tiện dẫn đến quá tải đối với hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị.
Thiếu hạ tầng giao thông tĩnh là thực tế. Tuy nhiên, với vấn đề này cũng đang có một nghịch lý đó là các dự án được quy hoạch để giải quyết nhu cầu đỗ xe lại “dậm chân tại chỗ”.
Qua tìm hiểu, theo quy hoạch từ năm 2003, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng 34 điểm/bãi đỗ xe công cộng tại 7 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy) với tổng diện tích 205.838m2; tổng diện tích sàn đỗ 381.752m2; sức chứa 13.588 xe sẽ thay thế các điểm đỗ xe trên hè phố. Vậy nhưng sau 15 năm, không khó để thống kê trong số 34 điểm/bãi đỗ xe, hiện có bao nhiêu điểm được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Ví dụ điển hình, mảnh đất nằm tại góc phố Hai Bà Trưng - Hàng Bài trước đây do Công ty Nhựa Hà Nội sử dụng, theo quy hoạch ban đầu dự kiến xây dựng bãi đỗ xe nhiều tầng ngầm và nổi để thay thế các điểm đỗ trên hè phố Hai Bà Trưng, Hàm Long, Hàng Trống, Bà Triệu... Để giải phóng mặt bằng, Hà Nội đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền để đền bù cho người dân. Tuy nhiên sau đó nó lại được chuyển đổi sang mục đích kinh doanh thương mại, thay vì mục đích phục vụ dân sinh, công cộng.
Điều cần nói thêm, trong khi quản lý lòng hè, đô thị là do chính quyền phường sở tại quản lý, thì tại các khu chung cư, đô thị vẫn đang bị bỏ ngỏ. Ở những khu đô thị hiện đại của những tập đoàn có tên tuổi như Vingruop, việc quản lý không gian sống rất bài bản, khoa học, tuyệt đối không có chuyện để xe, kinh doanh.
Tuy nhiên, với những khu chung cư như các khu nhà định cư, khu chung cư cũ, khu đô thị xây xong trao tay… tình trạng lộn xộn vẫn cứ tiếp diễn. Ô tô, xe máy để bừa bãi, hàng quán kinh doanh vô tội vạ. Và đáng ngạc nhiên không thấy cơ quan chức năng nào đến xử lý. Những hành vi này không chỉ đến không gian sinh hoạt chung, nơi vui chơi của trẻ em đã bị xâm lấn mà còn làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông…
Phạm Thảo – Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 13/10/2024 22:13