97% lao động giúp việc gia đình không có bảo hiểm xã hội
Đảm bảo quyền lợi của người lao động | |
Nỗi ám ảnh mang tên... người giúp việc |
Cũng trong hội thảo, bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) đã cung cấp thêm nhiều số liệu khác về thực trạng lao động giúp việc gia đình ở nước ta hiện nay như: 19,5% có bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó phần lớn tự mua hoặc thuộc diện Nhà nước chi trả (hộ nghèo, gia đình chính sách); 48,6% có ý định ký kết hợp đồng với gia chủ; 18,6% người có dự định thỏa thuận về BHYT và chỉ 9,3% người có dự định thỏa thuận về BHXH.
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, số liệu khảo sát của GFCD còn cho thấy, lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam có trình độ học vấn thấp khi 20% dưới tiểu học, 57% học hết cấp 2; 96,8% chưa qua đào tạo nghề. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiểu biết về pháp luật khi có tới 70% lao động tiềm năng chưa biết đến các quy định pháp luật liên quan quyền lợi của người lao động.
Kéo theo đó là tình trạng 89,6% người đang làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động. Khảo sát cũng đã chỉ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bao gồm: 64,9% người lao động cho rằng việc ký hợp đồng là không cần thiết; 7,2% không biết cần ký hợp đồng; 17,5% làm việc cho người thân/họ hàng, số còn lại sợ mất lòng gia chủ.
Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh để nâng cao điều kiện việc làm cho lao động giúp việc gia đình cần thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng và người lao động. Tiếp đến là đẩy mạnh truyền thông nhằm thay đổi định kiến về nghề này. Nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động giúp việc gia đình, cán bộ cơ sở đi vận động từng hộ dân sử dụng lao động ký kết hợp đồng cụ thể, xây dựng và phổ biến rộng rãi các sổ tay kiến thức pháp luật, tờ rơi… tại những địa bàn dự án.
Đồng quan điểm trên, bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) cho biết, trước đây đã có hành lang pháp lý cụ thể bảo vệ quyền lợi cho những lao động này nhưng khi áp dụng vào thực tế lại chưa đạt được hiệu quả cao. Do đó, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, trung tâm GFCD và Tổ chức lao động Quốc tế đã xây dựng một hợp đồng mẫu trên cơ sở các điều kiện, tiêu chuẩn của công ước quốc tế, tham khảo khuôn mẫu của các nước liên quan. Hợp đồng tiêu chuẩn này sẽ nêu rõ quyền và trách nhiệm của cả lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động, mô tả công việc, điều kiện làm việc; sử dụng ngôn ngữ nhạy cảm giới và không phân biệt đối xử. Mục đích góp phần nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37