90 trường đại học tuyển đủ chỉ tiêu ngay đợt đầu tiên
Bộ GDĐT công bố điểm sàn xét tuyển ĐH-CĐ 2017: 15,5 điểm tất cả các khối | |
Sáng nay, công bố điểm sàn xét tuyển đại học 2017 |
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trả lời báo chí sau khi Hội đồng điểm sàn họp quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học (ĐH) kết thúc trưa nay 12/7.
Thưa Thứ trưởng, Hội đồng điểm sàn quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 15,5 điểm dựa trên những căn cứ nào?
Việc xác định điểm sàn được Hội đồng điểm sàn dựa trên 3 tiêu chí. Thứ nhất là điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường. Với mức điểm này, các thí sinh vào trường ĐH đảm bảo thành công và chất lượng tốt nhất. Thứ hai, đảm bảo nguồn cho các trường tuyển được đủ chỉ tiêu như đã công bố. Thứ ba là sự dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền.
Chúng ta biết là hàng năm dù Hội đồng điểm sàn đều tính toán để có hệ số dôi dư rất lớn nhưng các trường ĐH tuyển không đủ chỉ tiêu. Lý do bởi các em có điểm cao thường dồn về Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thí sinh điểm thấp di chuyển về các trường địa phương vì vậy Hội đồng điểm sàn cân nhắc rất kỹ và quyết định mức đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH là 15,5 điểm.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga |
15,5 điểm sàn có phải vì điểm thi THPT quốc gia 2017 cao hơn mọi năm?
Chất lượng bài làm của thí sinh năm nay nhích hơn năm ngoái. Chúng ta biết, trong 13 năm vừa rồi kể từ khi thi “3 chung” điểm sàn dịch chuyển là 13, 14, 14,5 và năm 2015 nâng lên 15; 2016 cũng 15 và năm nay là 15,5 điểm.
Tuy năm nay điểm sàn tăng lên có 0,5 điểm thôi nhưng đó là sự cố gắng rất lớn của thí sinh và nhà trường trong quá trình dạy và học. Năm nay, các thí sinh thi tại địa phương mình nên các cháu làm bài tự tin hơn vì thế chất lượng làm bài được nâng cao và điểm số tốt hơn. Đương nhiên, ngưỡng đảm bảo đầu vào cũng phải nâng lên một chút cho phù hợp.
Mức điểm sàn 15,5 có ảnh hưởng đến việc xét tuyển sinh của những trường top dưới?
Không ảnh hưởng gì. Khi Hội đồng điểm sàn xác định mức điểm như vậy đã phân tích số lượng thí sinh đạt được ngưỡng 15,5 điểm trở lên có hệ số dư 1,39, tức là thừa 39%. Thực tế không có nghĩa tất cả thí sinh đạt điểm trên sàn đều trúng tuyển bởi nếu không đúng nguyện vọng các em sẽ không nộp đơn.
Năm ngoái, chúng ta có hệ số dôi dư nâng lên đáng kể, trên 100.000 thí sinh đạt điểm sàn nhưng họ không đăng ký vào bất cứ trường ĐH nào. Vì vậy các trường top dưới, trường trung cấp không lo thiếu nguồn tuyển.
Hơn nữa, với mức 15,5 điểm sàn, Bộ đã chạy thử phần mềm xét tuyển với cơ sở dữ liệu thí sinh đã đăng ký trước khi dự thi với kết quả hiện nay cho thấy có khoảng 90 trường sẽ tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt đầu tiên. Và, sẽ có khoảng 83% thí sinh trúng tuyển ngay đợt đầu tiên. Có nghĩa, những trường top trên ngay lập tức đợt đầu tiên đã tuyển đủ số lượng thông báo.
Và khoảng 83% thí sinh trúng tuyển trong đợt 1 cũng tương thích với những năm trước (thường đợt 1 từ 75 - 85%).
Năm nay, thí sinh được đăng ký trước khi thi và tới đây sẽ điều chỉnh nguyện vọng chắc chắn không thay đổi nhiều. Bởi các em đăng ký vào trường nào thì vẫn giữ lập trường như thế.
Năm nay điểm 8 khá nhiều, sẽ có cuộc đua của các trường top trên?
Điểm chuẩn của các trường top trên sẽ nhích lên. Nhiều em đạt điểm cao nhưng phổ điểm không bị dốc nên các trường không khó khăn trong tuyển sinh và xác định điểm trúng tuyển. Trong tường hợp, có một vài trường, ngành có sức cạnh tranh lớn và trùng điểm thì tính toán sử dụng các tiêu chí phụ.
Từ ngày 15 – 25/7 là thời gian thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng. Thứ trưởng có chia sẻ với các em?
Các em đã biết được điểm thi của mình, phổ điểm thi, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Điểm trúng tuyển có thể nhích lên một chút, những trường top giữa không thay đổi điểm chuẩn nhiều.
Cho nên, các em trước đây đã đăng ký nguyện vọng phù hợp với chiến lược; dự báo được điểm của mình và đăng ký một vài trường cao hơn điểm dự kiến, một vài trường bằng điểm và một vài trường thấp hơn thì không cần thay đổi nguyện vọng. Nhưng trong trường hợp, kết quả thi của các em cách quá xa so với dự kiến thì nên điều chỉnh lại để khả năng trúng tuyển tốt hơn.
Tất nhiên, các em phải nghiên cứu xem mình có cần thiết phải điều chỉnh không. Không phải tất cả các em đều điều chỉnh nguyện vọng. Nếu các em có chiến lược phù hợp rồi thì yên tâm chờ kết quả xét tuyển.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Thủy Trúc/ kinhtedothi.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58