80% lao động nông thôn có việc làm sau học nghề
Du học nghề ở Đức - con đường mới cho học sinh Việt Nam | |
Huyện Mỹ Đức: Trên 80% lao động sau học nghề có việc làm | |
Học viên cai nghiện được hỗ trợ học nghề |
Điều chỉnh đối tượng được đào tạo nghề
Theo Quyết định 971/QĐ-TTg (sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 8/2015), chương trình đặt mục tiêu, giai đoạn 2016-2020 đào tạo nghề cho 6 triệu lao động nông thôn. Trong đó, có khoảng 5,5 triệu lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp). Quyết định cũng nêu rõ: “Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn” (trong khi đó, tại Quyết định 1956/QĐ-TTg trước đó chỉ nêu mục tiêu chung chung là: “Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%”.
Gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất |
Liên quan đến quy định đối tượng được đào tạo nghề theo đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định 971/QĐ-TTg đã nêu cụ thể hơn về những đối tượng được điều chỉnh. Theo đó, đối tượng của dạy nghề là lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có sức khỏe và học vấn phù hợp với nghề cần học. Những đối tượng này gồm: Lao động có hộ khẩu thường trú tại xã; lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi. Quy định mới cũng bỏ đề cập tới việc đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế.
Gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất
Quyết định mới cũng quy định rõ việc tổ chức đào tạo nghề (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và đào tạo nghề phi nông nghiệp) phải gắn thực hành và nơi sản xuất. Đây là yếu tố đảm bảo tính khả khi, giúp người lao động dễ tiếp cận hơn với việc làm.
Quyết định 971 cũng quy định rõ, việc tổ chức đào tạo nghề (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và đào tạo nghề phi nông nghiệp) phải gắn với thực hành và nơi sản xuất. Đây cũng chính là yếu tố đảm bảo tăng tính khả khi, giúp người lao động dễ tiếp cận hơn với việc làm. |
Cụ thể, thời gian đào tạo phải phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của người học. Các nghề đào tạo cho lao động nông thôn phải đa dạng, cụ thể, theo nhu cầu của người học và thực tiễn sản xuất; quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của người học; từ đào tạo một công đoạn, một kỹ năng nghề nhất định, đến đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ một cách đầy đủ, toàn diện theo quy định củaLuật Giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, phải tổ chức lồng ghép, huy động các nguồn lực trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp giữa các đề án, chương trình, nhất là chương trình phổ biến, nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật cho cộng đồng; giữa các chính sách khác nhau, các đối tượng đào tạo, các địa phương; lồng ghép với các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa, xã hội kiến thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
Ngoài ra, quyết định mới cũng yêu cầu tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các mô hình thí điểm có hiệu quả; đào tạo nghề tại doanh nghiệp, vùng chuyên canh, xã xây dựng nông thôn mới, làng nghề. Tiếp tục nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (không phân biệt cơ sở công lập hay ngoài công lập), gắn đào tạo nghề với hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Bảo Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46