700 tỷ đồng từ doanh thu phim Việt Nam trong năm 2015 chỉ là con số ảo?

Sáng 28/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tham vấn xây dựng Báo cáo Quốc gia thực hiện Công ước 2005 của UNESCO về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng biểu đạt văn hoá. Sự kiện đã thu hút được nhiều ý kiến đóng góp xoay quanh việc hoàn thiện bản dự thảo Báo cáo trước khi đệ trình UNESCO theo qui định. Trong đó, vấn đề được quan tâm tập trung khá nhiều vào lĩnh vực phim ảnh và bản quyền tác giả - tác phẩm.
Xây tháp truyền hình: Bài toán công trình biểu tượng và cỗ máy in tiền
Thị trường truyền hình trả tiền đạt doanh thu 9.624 tỷ đồng

Cần xem lại các con số báo cáo

Trong dự thảo Báo cáo Quốc gia đình kỳ 4 năm (2012 - 2016) có trích dẫn kết quả hoạt động của ngành điện ảnh, ngành nghệ thuật biểu diễn, ngành mỹ thuật – nhiếp ảnh và triển lãm, ngành quảng cáo, xuất bản… Trong đó, theo số liệu thống kê, năm 2015 Việt Nam có 384 hãng phim (5 hãng phim Nhà nước và 379 công ty có chức năng sản xuất phim), có 89 bộ phim ra đời, doanh thu từ hoạt động kinh doanh phim Việt Nam đạt 700 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động kinh doanh phim nước ngoài đạt 1590 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu 21%. Năm 2015, cũng là năm lần đầu tiên có một phim có sự hợp tác giữa sản xuất giữa nhà nước với tư nhân đạt doanh thu cao, nhiều giải thưởng tại các kỳ liên hoan phim và gây được tiếng vang trong giới đó là phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Toàn cảnh Hội thảo tham vấn xây dựng Báo cáo Quốc gia thực hiện Công ước 2005 của UNESCO về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng biểu đạt văn hóa vào sáng 28/3. Ảnh: HTL.
Toàn cảnh Hội thảo tham vấn xây dựng Báo cáo Quốc gia thực hiện Công ước 2005 của UNESCO về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng biểu đạt văn hóa vào sáng 28/3. Ảnh: HTL.

Riêng lĩnh vực quảng cáo, doanh thu trên truyền hình đạt: 976.614.067 USD, trên radio đạt: 1.940.095 USD, trên báo in đạt: 29.752.478 USD và tạp chí đạt: 16.105.267 USD.

Theo nhóm tác giả soạn thảo đánh giá đây là những thành tựu đáng kể trong bước đầu thực hiện Công ước.

Tuy nhiên, đại diện cho ý kiến của Xã hội Dân sự, đạo diễn Vũ Hoàng Điệp cho rằng, đây là những con số chỉ cần phải xem lại vì thực tế không có đơn vị sản xuất hay kinh doanh nào dám công bố một cách thực tế con số chính xác trong hoạt động kinh doanh phim mà họ đã đạt được.

“Tôi không hiểu tại sao có những số liệu về doanh thu điện ảnh lớn đến như vậy. Thông thường con số này sẽ bị dấu đi hoặc khai sai số. Có vẻ trong trường hợp, chúng ta cần có một đơn vị thu thập có tính chất trung gian khách quan”, đạo diễn phim “Đập cánh giữa không trung” chia sẻ.

Bản thân nhạc sỹ Quốc Trung cũng trăn trở, năm 2015, rất may Việt Nam có một bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” dưới hình thức công tư bắt tay hợp tác thành công để “khoe” trong báo cáo nếu không sẽ là một màu xám đáng buồn.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Đặng Thị Bích Liên phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: HTL.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Đặng Thị Bích Liên phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: HTL.

“Theo tôi biết thì trong nhiều năm nay Bộ VH,TT&DL tài trợ cho rất nhiều phim cuối cùng cũng chỉ có một bộ phim thành công về yếu tố thương mại. Đây cũng là vấn đề mà chúng ta cần phải nhìn nhận lại xem tài trợ của Bộ VHTT&DL đối với những phẩm không chỉ riêng điện ảnh. Mặc dù, đánh giá về chất lượng nghệ thuật thì rất là cảm tính nhưng nếu về mức độ thương mại thì cần phải có những con số cụ thể. Tôi nghĩ, chúng ta cũng nên có những đề xuất trong việc tài trợ của nhà nước để làm sao tránh được những quyết định mang cảm tính, minh bạch hơn trong việc tài trợ với các hãng phim.

Tại sao chúng ta không đặt ra những khoản tài trợ theo hình thức cho vay vốn để thực hiện dự án. Từ đó, những đơn vị nào không kinh doanh, hoàn trả lại được những quỹ đấy, thì lần sau sẽ ít cơ hội để xin tài trợ hơn. Từ đó, chúng ta sẽ được nhiều cơ hội cũng như quyết định nhiều với những hội đồng thẩm định kịch bản. Bản thân tôi cũng tham gia nhiều hội đồng đánh giá phim và nhiều lần đọc những kịch bản tôi thấy cũng rất là hoảng. Đây cũng chỉ là cảm tính cá nhân của tôi, nhưng nếu làm như vậy sẽ hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ các đơn vị cá nhân sáng tạo nghệ thuật”, ông Trung nói thêm.

Vi phạm bản quyền đang ngày càng phổ biến

Trong biện pháp thứ 4 của dự thảo Báo cáo Quốc gia đình kỳ 4 năm (2012 - 2016) có đề cập đến việc tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam đến năm 2015 theo Quyết định số 649/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/6/2012. Theo đó, ở Việt Nam hiện đã có 5 tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan đã được hình thành gồm: Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trực thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam; Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam; Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam thuộc Hội Nhà văn Việt Nam; Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền của nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam. Tổng nguồn kinh phí để chi cho các đơn vị này mỗi năm là 12 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế trong nhiều năm qua, vấn đề quyền tác giả và bản quyền tác phẩm vẫn đang diễn ra một cách bát nháo, lộn xộn, không trật tự…

Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là bộ phim duy nhất thành công theo mô hình công tư hợp tác trong năm 2015. Ảnh: TL.
Bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" là bộ phim duy nhất thành công theo mô hình công tư hợp tác trong năm 2015. Ảnh: TL.

Đại diện cho ý kiến của phía Xã hội Dân sự, nhạc sỹ Quốc Trung cho rằng, việc đầu tiên về phổ cập văn hóa nghệ thuật cần có sự giáo dục chung về nhân thức, cũng như nâng cao sáng tạo. Ở đây, có thực tế tại Việt Nam chúng ta chưa có sự tôn trọng với những sáng tạo của văn học nghệ thuật.

“Gần đây tôi làm các chương trình mới thấy sự thiếu tôn trọng này xuất phát từ chính các đơn vị truyền hình, đài phát thanh hay những nhà mạng của các cơ quan truyền thông. Tôi dám chắc các trang mạng của Bộ TT&TT đều vi phạm bản quyền. Do đó, chúng ta không thể nào xây dựng và phát triển mà chúng ta cần phải có những chính sách không phải phát triển về hạ tầng mà về năng lực quản lý. Bởi trước đây chúng ta quản lý âm nhạc trên các phương tiện truyền thống như CD, DVD, băng đĩa mà chúng ta còn chưa làm được… thì giờ đây khi công nghệ đã số hóa, việc quản lý còn phức tạp hơn rất nhiều. Mà việc chúng ta không quản lý chặt chẽ thì sẽ không thể đề cao được sự sáng tạo và thúc đẩy sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Cũng như là những vấn đề về giáo dục.

Ở đây báo cáo có đưa vấn đề nâng cao giáo dục văn hóa nghệ thuật trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Theo tôi, việc giáo dục thẩm mỹ văn hóa nghệ thuật đặc biệt là giới trẻ bây giờ không phải là ở nhà trường mà thông qua truyền hình, phát thanh và internet. Toàn bộ những việc đó hình như chúng ta đang bỏ ngỏ. Tôi thấy có rất ít chương trình có nội dung giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật, âm nhạc, hội họa… Đặc biệt, với những trẻ em vùng sâu, vùng xa… họ phải nghe từ những đài phát thanh nhưng đài phát thanh lại chỉ quan tâm đến việc khán giả trẻ thích nghe âm nhạc gì mà không chủ động giáo dục thẩm mỹ âm nhạc. Đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải nâng cao năng lực quản lý”, ông Trung thẳng thắn góp ý.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cũng cho rằng, không thể phủ nhận sự phát triển của Việt Nam từ sau khi UNESCO ban hành Công ước 2005. Tuy nhiên, sau 8 năm thực hiện công ước, có nên chăng báo cáo này nên đưa vào những thử thách; thách thức mà chúng ta nên nhìn vào những vấn đề chưa giải quyết được thật cụ thể để những quốc tế có thể cùng nhìn thấy thực trạng của chúng ta. Bởi tiếng nói từ các quốc gia thành viên, từ UNESCO sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với các nghệ sĩ trong nước đối với các lãnh đạo cấp cao khi thay đổi một chính sách. “Tôi cũng cảm giác sự tác động đã kéo dài rất lâu và chúng ta đã mất 8 năm, rõ ràng có vấn đề gì”, bà Điệp đặt quan ngại.

Theo đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, với những người làm phim như bà cảm thấy khá thua thiệt vì cho đến bây giờ mới biết mình có một công cụ pháp lý quốc tế để hỗ trợ làm nghề. Và nếu bản thân bà bây giờ mới biết thì chắc chắn các bạn trẻ, đang học trong trường nghệ thuật rất là khó để biết thông tin này. Do đó, trong vấn đề nâng cao nhận thức của xã hội chúng ta phải khoanh vùng, đi sâu vào trọng tâm hơn. Đặc biệt là đối với những ngành hẹp, cụ thể trước khi quảng bá rộng hơn trong xã hội. Chứ không thể nào cứ đưa ra phải nâng cao nhận thức một cách chung chung. Nếu chúng ta không có những định hướng cụ thể thì không có một trường đại học nào đưa vào kịp.

Góp ý thêm về vấn đề biểu diễn nghệ thuật, nhạc sỹ Quốc Trung đề nghị cần có những chính sách thông thoáng hơn trong quản lý. Chẳng hạn, với các quốc gia phát triển khi vào Việt Nam biểu diễn nên tạo điều kiện cho họ không vướng phải những rào cản nào. Việc đón tiếp những đoàn nghệ thuật quốc tế hiện nay đang vướng rất nhiều phiền phức. “Hiện nay, khi đề xuất xin phép cho các đoàn quốc tế vào Việt Nam biểu diễn hiện nay phải thông qua rất nhiều cơ quan liên ngành. Chúng ta cần thông thoáng hơn để thúc đẩy được mối quan hệ quốc tế. Bởi vì, khi các nghệ sĩ đã được xét duyệt về nội dung chương trình thì cũng không cần đặt nặng về các thủ tục”, ông Trung nhấn mạnh.

Công ước 2005 là một công cụ pháp lý quốc tế mang tính ràng buộc nhằm mục tiêu bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá, cụ thể biểu hiện hoặc được truyền tải qua các hoạt động văn hoá, hàng hóa và dịch vụ văn hóa - phương tiện của văn hóa đương đại. Vào 20/10/2015, ĐHĐ lần thứ 33 của UNESCO bỏ phiếu chính thức thông qua Công ước với 148 phiếu thuận và 2 phiếu trống. Tháng 3/2007, Công ước có hiệu lực. Tháng 8/2007, Việt Nam phê chuẩn gia nhập Công ước. Hiện có 138 quốc gia và 1 tổ chức khu vực phê chuẩn.

Theo Hà Tùng Long/ Dân Trí

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động