7 sai lầm sức khỏe nên tránh ở nơi làm việc
Dưới đây là những sai lầm bạn nên tránh khi ở nơi làm việc:
1. Đưa tay sờ mặt
Theo các nhà nghiên cứu Viện Y tế quốc gia Mỹ, mọi người có thói quen đưa tay lên mặt trung bình gần 4 lần/giờ. Việc này có hại ra sao?
Trước hết, bàn làm việc của bạn là một “ổ” vi khuẩn. Nghiên cứu của ĐH Arizona cho biết số vi khuẩn cư ngụ ở bàn làm việc cao gấp hàng trăm lần ở bồn cầu trong nhà vệ sinh tại văn phòng làm việc.
Do đó, việc bạn đặt tay lên bàn phím máy tính, sau đó sờ nhẹ vào trán/mặt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, việc sờ tay lên mặt thường xuyên cũng có thể làm tắc lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá.
2. Ngồi lì ở bàn làm việc
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy ngồi quá nhiều có hại cho sức khỏe.
Ngoài việc làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ và tử vong, một nghiên cứu mới đây của Trường ĐH Northwestern nói cứ thêm mỗi giờ ngồi ở bàn làm việc sẽ làm tăng 50% nguy cơ gặp các vấn đề về thể chất.
Tệ hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngồi quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe bạn ngay cả khi bạn tập thể dục hàng ngày.
Do đó, hãy đứng dậy khỏi ghế làm việc sau mỗi 30-60 phút
3. Thường xuyên lên Facebook
Thói quen lướt Facebook có thể làm rạn nứt các mối quan hệ của bạn.
Các nhà nghiên cứu ở Chile gần đây phát hiện những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội có xu hướng nghĩ đến việc chia tay bạn đời của mình cao hơn gần hai lần so với nhóm tránh xa Facebook.
Theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội có thể gây ra ghen tuông giữa các cặp đôi, đồng thời lại khiến cho việc hẹn hò "ngoài luồng" trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, dẫn đến quan hệ vợ chồng dễ đổ vỡ.
4. Đem đồ ăn vặt vào nơi làm việc
Ăn vặt tại nơi làm việc khiến vòng eo của bạn to ra. Các nhà nghiên cứu tại ĐH Liverpool còn phát hiện rằng những người ăn bữa chính hoặc ăn vặt trong khi làm việc sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn, và những ảnh hưởng này vẫn còn kéo dài trong cả ngày hôm đó.
Do đó, hãy ngưng làm việc khác khi đang ăn.
Nếu cần, có thể tắt máy tính, điện thoại để không bị làm phiền trong giờ ăn và chỉ tập trung vào phần ăn của bạn.
5. Dụi mắt
"Dụi mắt có liên quan đến keratoconus, một chứng bệnh gây mỏng dần và suy yếu giác mạc, dẫn đến giảm thị lực và không thể khắc phục được bằng phẫu thuật LASIK, kính áp tròng hoặc mắt kính", Keith Walter - giáo sư - bác sĩ nhãn khoa tại ĐH Wake Forest nói.
Nếu bạn đeo kính áp tròng, động tác dụi mắt có thể khiến kính bị mắc kẹt dưới mí mắt của bạn. "Tôi từng tìm thấy ba kính áp tròng bị mắc kẹt dưới mí mắt một bệnh nhân, có thể do dụi mắt quá nhiều”, bác sĩ Walter nói.
Walter cũng khuyên bạn gặp bác sĩ mắt nếu bị ngứa, khô, hoặc khó chịu khi đeo kính áp tròng để được kiểm tra và giải quyết triệt để chứng ngứa, tránh cho bạn phải dụi mắt.
6. Bày lộn xộn ở bàn làm việc
Tình trạng bàn làm việc có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn. Trong một nghiên cứu của ĐH Minnesota, những người tham gia được bố trí cho ở một văn phòng gọn gàng và một văn phòng lộn xộn. Mười phút sau họ được cho chọn ăn táo hoặc sôcôla.
Kết quả, 67% những người trong văn phòng ngăn nắp chọn táo, trong khi 80% những người trong văn phòng lộn xộn chọn sôcôla.
Theo các nhà nghiên cứu, một môi trường làm việc ngăn nắp thường sẽ khuyến khích bạn đưa ra quyết định sáng suốt và có ích cho bản thân bạn.
7. Nhịn tiểu
Bạn có quá nhiều việc nên cứ nán ngồi lại làm cho xong dù bàng quang đang căng lên? Hãy cẩn thận.
Theo các bác sĩ, thỉnh thoảng nhịn tiểu không sao, nhưng thường xuyên nhịn tiểu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang và thậm chí có thể góp phần gây ra chứng són tiểu do làm suy yếu các cơ có liên quan đến kiểm soát bàng quang.
Theo Tường Vy/Tuổi trẻ
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36