7 kháng sinh tự nhiên an toàn, hiệu quả

Các thuốc kháng sinh kê đơn, như penicillin, đã giúp chúng ta khắc chế được nhiều bệnh chết người từ những năm 1940. Tuy nhiên, con người cũng đang chuyển dần sang các loại kháng sinh tự nhiên để điều trị.
7 khang sinh tu nhien an toan hieu qua Vận hành phòng xét nghiệm tham chiếu kháng kháng sinh đầu tiên tại Việt Nam
7 khang sinh tu nhien an toan hieu qua Sốt nhẹ, mũi xanh đặc có cần dùng kháng sinh?

Theo NHS, 1/10 số chúng ta sẽ gặp phải những phản ứng phụ gây hại cho hệ tiêu hóa sau khi uống kháng sinh. Khoảng 1/15 số người sẽ bị dị ứng với loại thuốc này.

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét bằng chứng về 7 “thuốc” kháng sinh tự nhiên tốt nhất, cũng như những lưu ý khi sử dụng.

1. Tỏi

7 khang sinh tu nhien an toan hieu qua

Các nền văn hoá trên toàn thế giới từ lâu đã thừa nhận khả năng phòng và trị bệnh của tỏi.

Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể là cách điều trị hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm Salmonella và Escherichia coli (E. coli). Tỏi thậm chí còn được xem xét trong điều trị lao đa kháng thuốc.

2. Mật ong

Từ thời Aristotle, mật ong đã được sử dụng làm thuốc mỡ giúp liền vết thương và ngăn ngừa hoặc hút bỏ nhiễm trùng.

Các thầy thuốc ngày nay cũng thấy mật ong hữu ích trong việc điều trị các vết thương mạn tính, bỏng, loét, loét nằm và ghép da. Ví dụ, kết quả của một nghiên cứu từ năm 2016 chứng minh rằng băng tẩm mật ong có thể giúp liền vết thương.

Tác dụng kháng khuẩn của mật ong thường do hàm lượng hydrogen peroxid. Tuy nhiên, mật ong manuka chống lại vi khuẩn, mặc dù nó có hàm lượng hydrogen peroxid thấp hơn.

Một nghiên cứu năm 2011 cho biết loại mật ong nổi tiếng nhất này ức chế khoảng 60 loại vi khuẩn. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng mật ong thành công trong việc điều trị vết thương bị nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).

Ngoài đặc tính kháng khuẩn, mật ong có thể giúp liền vết thương nhờ cung cấp một lớp phủ bảo vệ tạo môi trường ẩm.

3. Gừng

Cộng đồng khoa học cũng thừa nhận gừng là một kháng sinh tự nhiên. Một số nghiên cứu, bao gồm một nghiên cứu công bố vào năm 2017, đã chứng minh khả năng chống nhiều chủng vi khuẩn của gừng.

Các nhà nghiên cứu cũng đang khám phá khả năng của gừng để chống say sóng và và buồn nôn và giảm lượng đường trong máu.

4. Hoa cúc tím (Echinacea)

7 khang sinh tu nhien an toan hieu qua
​Từ lâu hoa cúc tím (Echinacea) đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng

Thổ dân Mỹ và nhiều thầy lang đã sử dụng echinacea từ hàng trăm năm nay để điều trị các nhiễm trùng và vết thương. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu hiểu tại sao.

Một nghiên cứu đăng trên tờ Journal of Biomedicine and Biotechnology báo cáo rằng chiết xuất hoa cúc tím Echinacea purpurea có thể tiêu diệt loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm Streptococcus pyogenes (S. pyogenes).

S. pyogenes là thủ phạm gây viêm họng, hội chứng sốc nhiễm độc, và "bệnh ăn thịt người" có tên là viêm cân hoại tử.

Echinacea cũng có thể chống lại viêm do nhiễm khuẩn.

5. Mao lương hoa vàng (Goldenseal)

Goldenseal thường được sử dụng ở dạng trà hoặc viên nang để điều trị các bệnh hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, nó cũng có thể chống lại bệnh tiêu chảy do vi khuẩn và nhiễm trùng đường tiểu.

Ngoài ra, kết quả của một nghiên cứu gần đây ủng hộ việc sử dụng Goldenseal để điều trị nhiễm trùng da. Trong phòng thí nghiệm, chiết xuất Goldenseal đã được sử dụng để ngăn ngừa MRSA gây tổn thương mô.

Người bệnh đang sử dụng thuốc kê đơn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng Goldenseal vì có thể gây tương tác thuốc.

Goldenseal cũng chứa berberin, một thành phần quan trọng của kháng sinh tự nhiên. Chất alkaloid này không an toàn cho trẻ dưới 1 tuổi, hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

6. Đinh hương

Trong y học cổ truyền Đinh hương thường được dùng trong nha khoa. Nghiên cứu thấy rằng nước sắc Đinh hương có thể hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli.

7. Kinh giới cay (Oregano)

7 khang sinh tu nhien an toan hieu qua

Một số người tin rằng oregano tăng cường hệ miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hoá. Nó có thể có đặc tính chống viêm.

Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác minh được những tuyên bố này, một số nghiên cứu cho thấy rằng Oregano là một trong số các kháng sinh tự nhiên hiệu quả, đặc biệt khi điều chế thành tinh dầu.

Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động