Siêu dự án tại sông Hồng: Các bộ ngành nói gì?
Tuyến đê sông Chu đang bị đe dọa |
Nếu được chấp thuận, siêu dự án giao thông đường thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện do Công ty TNHH Xuân Thiện làm chủ đầu tư, sẽ đi vào hoạt động và tạo nguồn thu từ rất nhiều hướng cho doanh nghiệp bao gồm: Thu phí các phương tiện đường thủy, tận thu khoáng sản, nguồn thu từ việc khai thác vận hành 6 thủy điện trên đoạn sông dài 288km…
Hầu hết các bộ, ngành, địa phương khi được xin ý kiến đều đồng ý về mặt chủ trương của dự án. Tuy nhiên cũng có những lo ngại, băn khoăn xuất phát từ tình hình thực tế liên quan trực tiếp đến chủ đầu tư.
Năng lực tài chính và khả năng thu hồi vốn
Khi được xin ý kiến, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời. Tuy nhiên Bộ cũng đóng góp một số ý kiến thắc mắc về năng lực tài chính của chủ đầu tư. Cụ thể theo hồ sơ dự án, tổng mức đầu tư (bao gồm cả chi phí lãi vay) khoảng 24.510 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay thương mại là 30/70, thì vốn chủ sở hữu Nhà đầu tư phải huy động để thực hiện dự án khoảng 7.353 tỷ đồng là tương đối lớn.
Bên cạnh đó, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25/5/2015, vốn diều lệ của Công ty là 1.200 tỷ đồng, vì vậy nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính, phương án và khả năng huy động vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án.
Mặc dù mới chỉ là đề xuất, tuy nhiên dự án đã vấp phải những ý kiến trái chiều từ dư luận và các Bộ ngành có liên quan. |
Liên quan đến tính hiệu quả của dự án, Bộ Tài chính cũng thắc mắc: Đối với nguồn thu từ bán điện, theo tính toán của chủ đầu tư, giá bán điện giai đoạn 2021-2026 là 1.900đ/KWh và tăng dần trong các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, giai đoạn từ 2020 đến 2030 và giai đoạn năm 2030, cơ cấu nguồn điện thay đổi theo hướng nguồn thủy điện giảm dần, các nguồn nhiệt điện than và điện tái tạo tăng lên, đồng thời ưu tiên vận hành nhà máy nhiệt điện than khu vực miền Bắc.
Điều này đồng nghĩa với giá bán điện từ nguồn thủy điện sẽ cạnh tranh gay gắt hơn, Nhà đầu tư có thể đứng trước rủi ro không bán được điện do không cạnh tranh được về giá. Như vậy, giá bán điện của Dự án từ lợi thế nguồn thu như báo cáo phân tích sẽ trở thành rủi ro tài chính lớn của dự án, không đảm bảo được hiệu quả dự án.
Cần nghiên cứu tác động đến dòng chảy, môi trường, và khoáng sản
Trên cơ sở thống nhất sự cần thiết xây dựng dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có những ý kiến bổ sung liên quan đến vấn đề này. Cụ thể:
Bộ yêu cầu chủ đầu tư cần có những đánh giá chi tiết tác động của dự án tới tài nguyên nước trước khi xây dựng các công trình (đập dâng nước, âu tàu, cảng, thủy điện) trên sông Hồng. Bổ sung, làm rõ các tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trong vùng.
Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tài nguyên trong phạm vi thực hiện dự án chủ yếu cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường, thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, nếu có hoạt động nạo vét liên quan đến thu hồi khoáng sản, chủ đầu tư phải được các địa phương đồng ý.
Ngoài ra, chủ đầu tư cần bổ sung các biện pháp phòng, chống sạt lở bờ sông; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; bổ sung quy hoạch sử dụng đất…
Liên quan mực nước trên sông Hồng hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đối với hiện trạng luồng tàu đang chạy trên sông Hồng đoạn Việt Trì - Lào Cai, trong điều kiện tự nhiên chỉ có thể tổ chức vận tải khoảng 3 tháng trong năm. Vào mùa khô, mùa lũ không thể vận tải do mực nước thấp hoặc lưu tốc dòng chảy lớn, khó khăn cho phương tiện đi lại.
Biện pháp đưa ra là xây dựng công trình đập dâng nước. Vì vậy, cần bổ sung nội dung đánh giá tính toán đập dâng nước có thể duy trì mực nước thường xuyên đảm bảo cho các phương tiện đường thủy lưu thông.
Cùng đồng tình dự án, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung nghiên cứu, đánh giá kỹ ảnh hưởng đến tài nguyên, khoáng sản, công trình hạ tầng,... trên cơ sở hiện trạng và quy hoạch phát triển đã được các cấp thấm quyền phê duyệt (trong đó có các dự án thủy điện trên các nhánh của sông Hồng).
Cần làm rõ tác động của dự án đến sản xuất nông nghiệp
Trong văn bản số 1341/BNN-TCTL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng đây là dự án đa mục tiêu, thực hiện theo hình thức BOO phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Nhà nước.
Tuy nhiên hồ sơ do chủ đầu tư gửi Bộ mới chỉ là báo cáo đề xuất dự án, vì vậy cần bổ sung những nội dung theo yêu cầu của dự án đầu tư. Trong đó đặc biệt phải làm rõ tác động của dự án đến ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, bồi lắng trước công trình, xói sau công trình, an toàn hệ thống đê điều, tiêu thoát nước, lấy nước của hệ thống công trình thủy lợi hai bên bờ sông; tác động đến mất cân bằng bùn cát vùng hạ du do lượng bùn cát giữ lại khi có công trình; tác động đến mất đất nông nghiệp, đất rừng, di dân tái định cư khi xây dựng công trình.
Ngoài ra, dự án còn phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông, quy hoạch phát triển điện lực.
Cần đảm bảo an toàn và lợi ích cho người dân dọc sông Hồng
Hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái đều đồng tình với đề xuất dự án cải tạo sông Hồng. Cả hai tỉnh đều đề nghị chủ đầu tư nghiên cứu các phương án liên quan đến vấn đề môi trường.
Cụ thể, đề nghị nhà đầu tư phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, an toàn và các yếu tố ảnh hưởng đến tác động môi trường của dự án (mức độ ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, sạt lở bờ sông, an toàn hệ thống đê điều và việc lấy nước của hệ thống thủy lợi hai bên bờ sông, việc duy trì dòng chảy và các vấn đề biến đổi khí hậu).
Ngoài ra Tỉnh Yên Bái cũng đề nghị chủ đầu tư có phương án giải quyết những phát sinh thực tế đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các nhà đầu tư dọc sông Hồng nằm trong phạm vi dự án (các điểm mỏ cát, sỏi dọc tuyến sông đã được tỉnh cấp giấy phép khai thác, các cơ sở sản xuất kinh doanh,...).
Được biết, siêu dự án thủy điện sông Hồng được Cty Xuân Thiện đề xuất với tham vọng tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía Bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288km đường sông và kết hợp làm thủy điện.
Mặc dù chưa đề ra địa điểm đặt 6 thủy điện trên sông Hồng, đề án của Cty TNHH Xuân Thiện đã định hướng làm 7 cảng và âu tàu trên dọc tuyến thủy lộ, đó là: cảng Phố Mới (Hưng Yên), cảng Apatit và cảng Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp và Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội).
Theo kế hoạch, nếu được chấp thuận, dự án này có thể bắt tay vào xây dựng ngay trong năm nay, và kéo dài trong 6 năm (2016 - 2021).
Thành Nam (tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”
Tin khác
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm
Tài chính 24/12/2024 11:34
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Tài chính 24/12/2024 08:24
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42