4 mẫu tem sẽ được phát hành trong năm 2018

Năm 2018 là năm kỷ niệm chẵn của nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa và kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Việt Nam. Để lưu dấu những sự kiện này trên hệ thống tem bưu chính Việt Nam, ngày 30/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp để duyệt và lấy ý kiến về các thiết kế của 4 bộ tem bưu chính sẽ phát hành trong 6 tháng cuối năm 2018.
4 mau tem se duoc phat hanh trong nam 2018 Hoa sen và núi Ngũ Hành Sơn lên tem chào mừng Năm APEC 2017
4 mau tem se duoc phat hanh trong nam 2018 Ba họa sỹ nhận giải thiết kế tem Tết Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý

Các mẫu thiết kế được lựa chọn phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng các chuẩn mực nghệ thuật; bảo đảm giá trị lịch sử, thời đại được truyền tải trên nội dung tem; đồng thời, cần đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người chơi tem trong nước, quốc tế...

4 mau tem se duoc phat hanh trong nam 2018
Cây đèn đồng hình người quỳ thuộc Văn hóa Đông Sơn sẽ được tái hiện trong bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ I)”. Ảnh: Vietnamplus

Theo đó, bộ tem “Kỷ niệm 150 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực (1838-1868)” sẽ gồm 1 mẫu, được lựa chọn từ 3 mẫu thiết kế.

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, quê ở Bình Định là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang). Ngày 11/12/1861, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân đốt tàu Espérance hạ neo ở bến Nhật Tảo. Từ sau chiến thắng này, hàng loạt cuộc tấn công trên sông liên tiếp diễn ra gây nhiều tổn thất về người và tài sản cho quân địch.

Bộ tem “Kỷ niệm 150 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được thiết kế với 2 chi tiết cơ bản là chân dung Nguyễn Trung Trực và hình ảnh trận đánh ghi dấu ấn lịch sử của ông.

Hội đồng Tư vấn tem quốc gia cũng tiến hành lựa chọn mẫu thiết kế cho bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyên Hồng (1918-1982)” gồm 1 mẫu tem. Nhà văn Nguyên Hồng (tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng) sinh này 5/11/1918 tại Vụ Bản, Nam Định.

Nguyên Hồng mồ côi từ bé, khi trưởng thành, ông đã sớm giác ngộ cách mạng và tham gia vào các phong trào yêu nước. Ông bị địch bắt nhiều lần, chịu nhiều cực hình tra tấn nhưng vẫn kiên cường tham gia các phong trào sáng tác văn học của Hội Văn hóa Cứu quốc. Nhà văn Nguyên Hồng mất ở tuổi 64, để lại hơn 40 tác phẩm văn học.

Ông là một trong những nhà văn được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt đầu tiên vào năm 1996.

Thiết kế của bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyên Hồng” thể hiện chân dung nhà văn Nguyên Hồng bằng bút pháp hiện thực, miêu tả thần thái nho nhã và mộc mạc của nhà văn nổi tiếng luôn đứng về phía những người dân lao động.

Nền tem thể hiện bìa cuốn sách “Bỉ Vỏ” – một trong những tiểu thuyết tiêu biểu đã đem lại danh tiếng cho ông trong làng văn Việt Nam, tiếp đó là phong cảnh bến Tam Bạc – Hải Phòng, là bối cảnh trong tiểu thuyết nêu trên. Nền màu tem nâu ấm, thể hiện nhân cách gần gũi mộc mạc của nhà văn.

Bộ tem thứ ba sẽ được phát hành trong 6 tháng cuối năm 2018 là bộ tem chuyên đề “Động vật Vườn quốc gia Kon Ka Kinh”, gồm 4 mẫu và 1 bloc. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông, cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực Gia Lai và Kon Tum.

Họa sĩ thiết kế bộ tem đã sử dụng bút pháp hiện thực, thể hiện mối liên hệ giữa thiên nhiên và động vật quý hiếm, đặc trưng tại nơi đây như Khướu Kon Ka Kinh, bò sát Ô rô Natalia, Mang Trường Sơn, Vòi voi cánh đốm. Bốn con tem cũng được đưa vào bloc tem trong một không gian thiên nhiên đồng hiện đúng sinh cảnh trong Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Bộ tem thứ tư chuyên đề “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ I)” có chủ đề “Đồ đồng”, gồm 4 mẫu. Bộ tem này sẽ giới thiệu đến công chúng trong nước và quốc tế 4 bảo vật bằng đồng nổi tiếng của Việt Nam gồm: Cây đèn đồng hình người quỳ (thuộc văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia), kiếm ngắn Núi Nưa (thuộc văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa), Thạp đồng Hợp Minh (thuộc văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng tỉnh Yên Bái), Bộ khóa đai lưng bằng đồng (thuộc văn hóa Đông Sơn, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Đây là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

(LĐTĐ) Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc sức bền 24h khổng lồ”, từ ngày 20/4/2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “Thử thách bền bỉ hơn” trên Tiktok, “Thử thách 7 ngày bền bỉ hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.
Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, các chuyên gia đã giải đáp cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhiều câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, chính sách đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động...
Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Câu chuyện về “rác thải cồng kềnh” không phải bây giờ mới được nhắc đến, tuy nhiên, cùng với muôn vẻ đổi thay của đô thị, sự bất cập, lúng túng trong xử lý vấn đề này đang dần trở nên nổi cộm.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động