3 loại lá cây giúp điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả
Bệnh thủy đậu nên tắm lá gì?
Bệnh thủy đậu thường gây ra do virus, thời gian ủ bệnh từ 11 đến 18 ngày, người bệnh có những triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt sỏi, 24 giờ sau thì bắt đầu nổi mụn, ban ngứa có màu đỏ. Những nốt mụn này sẽ lan rộng ra từ thân người tới tứ chi, da đầu và mặt. Còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mức độ nhiễm khuẩn, số lượng mụn mọc lên ít hoặc nhiều.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để chữa bệnh thủy đậu thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian khác nhau. Vậy bệnh thủy đậu tắm lá gì thì sẽ đem tới hiệu quả?
![]() |
Lá kinh giới
Từ lâu kinh giới đã được biết tới là một trong những thảo dược từ tự nhiên có tác dụng trong việc kháng viêm, chống khuẩn, làm khô những vết mụn nhanh chóng. Sử dụng khoảng 100g kinh giới đem rửa thật sạch, sau đó đun cùng với ba lít nước trong thời gian 30 phút, tiếp đến bạn pha thêm với nước sạch để cho nước ấm. Sử dụng khăn mềm lau người hoặc tắm nếu như thủy đậu đã bay hết.
Lá tre
Đây là loại lá có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị bệnh thủy đậu. Bạn có thể lấy một nắm lá tre, nhưng chú ý lựa chọn loại lá sạch, đảm bảo an toàn. Đem rửa lá thật sạch sẽ, sau đó cho vào nồi đun với khoảng ba lít nước cho tới khi sôi. Pha nước này cùng với nước sạch để tắm và lau người sẽ giúp cho triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
![]() |
Lá sầu đâu
Sử dụng lá sầu đâu khoảng 300g, rửa sạch rồi đun với nước trong vòng 30 phút. Pha nước này với nước lạnh để cho ấm rồi tắm. Đây là loại lá tắm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm ngứa, đồng thời giúp những tổn thương ở da được hồi phục nhanh chóng hơn.
Những chú ý khi chữa bệnh thủy đậu
Bên cạnh việc bệnh thủy đậu tắm lá gì? Bạn cũng cần chú ý một số những điều sau đây:
+ Thủy đậu là bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
+ Bệnh sẽ lây lan nhanh nếu tiếp xúc với chất nhầy từ người bệnh thông qua quần áo, da hoặc tiếp xúc với nước bọt bằng đường không khí mỗi khi giao tiếp.
+ Khi thấy mình có triệu chứng của bệnh thủy đậu cần phải cách ly cho tới khi nào nốt thủy đậu đã đóng vẩy.
+ Trong quá trình bị bệnh thủy đậu cần chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể để làm sạch da, dịu nhanh vết ngứa nhằm tránh bội nhiễm.
+ Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Cần kiêng gió, kiêng nước và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Theo Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công viên Thống Nhất sẽ là điểm cầu “Vang mãi khúc khải hoàn" tại Hà Nội tối 27/4

6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2

Hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi

Đại tiệc nhạc nước và pháo hoa rực rỡ tối 30/4 tại Vạn Phúc City

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

TRỰC TUYẾN: Chính sách liên quan đến người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy
Tin khác

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Y tế 25/04/2025 22:26

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng
Y tế 23/04/2025 16:34

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36