Xứng đáng trung tâm lớn về kinh tế
Kinh tế Hà Nội khởi sắc nhờ thực hiện tốt nhiệm vụ "kép" Kinh tế Hà Nội phục hồi mạnh mẽ |
Chỉ còn 2 tuần nữa, năm 2023 khép lại, 365 ngày trôi qua với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, kinh tế - xã hội của Thành phố đạt kết quả toàn diện.
Một góc thủ đô Hà Nội (Ảnh: TTXVN) |
Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội tại kỳ họp thứ 6, HĐND Thành phố khóa XVI, ước cả năm 2023, GRDP của Thành phố tăng 6,27%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 150 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách trên địa bàn dự kiến đạt 400,4 nghìn tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20% so với thực hiện năm 2022 (trong đó, thu nội địa năm 2023 ước đạt 373,1 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 93,18%). Ngoài ra, vốn FDI đạt 2,874 tỷ USD, tăng 62%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 10%; lượng khách du lịch đến Thủ đô Hà Nội dự kiến đạt 24 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đề ra (22 triệu lượt khách); lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 4,5%.
Gần đây, liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, có quan điểm cho rằng, đã là Thủ đô nên quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa, giáo dục hơn là kinh tế. Vì Thủ đô là trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia. Cách lập luận này không sai, nhưng chưa bao quát hết vấn đề. Như chúng ta đều biết, lớn thì phạm vi quốc gia, nhỏ là phạm vi địa phương, muốn phát triển văn hóa, giáo dục, kết cấu hạ tầng thì phải có tiềm lực tài chính. Muốn có tiềm lực tài chính thì phải tập trung phát triển kinh tế. Do vậy, không thể nói là Thủ đô chỉ cần phát triển văn hóa, giáo dục là đủ. Nhìn sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... những Thủ đô Tokyo, Seoul, Bangkok đều là trung tâm kinh tế của đất nước. Bởi thế, với Hà Nội, Thủ đô có diện tích lớn thứ 10 thế giới (trên 3.000 km2), dân số khoảng 10 triệu dân, việc tập trung phát triển kinh tế sẽ tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển.
Chính vì thế, cùng với chú trọng bảo tồn, phát triển văn hóa, giáo dục… những năm qua Đảng bộ, chính quyền Thành phố đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế. Và chúng ta vui mừng, Hà Nội những năm qua đã vươn lên thành một trong hai trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Lĩnh vực thu ngân sách Nhà nước là ví dụ. Nếu năm 2018, thu ngân sách của thành phố Hà Nội đạt 244.374 tỷ đồng, thì thu ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh là trên 378.543 tỷ đồng. Năm 2023 khoảng cách này đã được thu hẹp. Thu ngân sách của Thành phố ước đạt trên 400,4 nghìn tỷ đồng, thu ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 460 nghìn tỷ đồng. Dự Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc ở thành phố Đà Nẵng (11/11/2023), khi nói về các trục tăng trưởng kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thu ngân sách của Hà Nội sắp bắt kịp thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vừa là ghi nhận, vừa là động lực để Hà Nội tiếp tục phát triển.
Nên xem
Tăng mức tiền phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Thêm 2 thỏa thuận hợp tác phúc lợi cho nhân viên y tế
Hé lộ những con số “khủng” trước thềm ra quân đô thị trái tim CaraWorld
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai khẳng định thời điểm hoàn thành đường Tam Trinh
Ông Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tin khác
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28