Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty

(LĐTĐ) Chiều muộn 22/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành thẩm vấn các bị cáo trong vụ thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC. Nhiều bị cáo khai, được nhóm lãnh đạo thân cận ông Quyết tới "nhờ" đứng tên các công ty hoặc cho mượn chứng minh nhân dân để mở tài khoản chứng khoán.
Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết Mới có 95 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường ở vụ án Trịnh Văn Quyết Những chiêu thao túng thị trường chứng khoán của cựu Chủ tịch FLC

Trong vụ án, cơ quan truy tố cáo buộc bị cáo Quyết thành lập và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC năm 2009, với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch.

Tới năm 2020, hệ sinh thái FLC có 15 công ty con, 2 công ty liên kết và có 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty
Các bị cáo tại toà.

Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, bị cáo Quyết chỉ đạo thuộc cấp tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nhóm thuộc cấp thân cận của bị cáo Quyết đã nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo Công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.

Từ đó, nhóm bị cáo thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và cán bộ thuộc Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Việc làm này tạo điều kiện cho bị cáo Quyết bán thành công 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Đây là hành vi khiến bị cáo bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đối với hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", cơ quan tố tụng cáo buộc cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC chỉ đạo thuộc cấp mượn giấy tờ của 45 người khác đứng tên 20 doanh nghiệp, mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lợi từ 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC.

5 mã cổ phiếu này liên tục được nhóm bị cáo Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch. Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp bị cáo Quyết thu lợi 723 tỷ đồng.

Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty
Các bị cáo trình bày nội dung được hỏi.

Tại tòa, nhiều bị cáo là người thân, anh em, cháu và cả thông gia của bị cáo Trịnh Văn Quyết đều thừa nhận tội danh bị truy tố. Họ khai rằng không góp vốn, không phải cổ đông Công ty Faros, nhưng được nhờ đứng tên khi Faros tăng vốn điều lệ, giúp sức cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc niêm yết và bán cổ phiếu ROS của Công ty Faros.

Những người này còn cho mượn giấy tờ cá nhân theo đề nghị của bị cáo Trịnh Thị Minh Huế để mở các tài khoản chứng khoán, đứng tên pháp nhân phục vụ cho chuỗi hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Các bị cáo cho rằng, việc ký vào các giấy tờ mà không biết được nội dung, hoặc không ý thức được hành vi của mình là phạm tội.

Bị cáo Trịnh Văn Đại (con bác ruột bị cáo Trịnh Văn Quyết), cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Faros thừa nhận việc ký nhiều giấy tờ liên quan đến hoạt động của Công ty Faros, nhưng bị cáo không hiểu biết nhiều mà chỉ ký khi được bà Trịnh Thị Minh Huế nhờ.

Bị cáo cũng không nhớ đã ký bao nhiêu tài khoản chứng khoán của FLC, vì tất cả các tài khoản bị cáo ký đều do bà Huế sử dụng và quản lý, bản thân bị cáo không được hưởng lợi gì.

Còn theo bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga, bị cáo không được ông Trịnh Văn Quyết trực tiếp nhờ, mà thực hiện mọi việc theo yêu cầu của Trịnh Thị Minh Huế (em ruột bị cáo). Bị cáo thừa nhận việc ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần góp vốn ở Tập đoàn FLC trị giá hàng trăm tỷ đồng, và dù là anh chị em ruột nhưng bị cáo làm mọi việc mà không được bàn bạc hay hưởng lợi gì. Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội.

Bị cáo Nguyễn Văn Mạnh (chồng bị cáo Nga) thừa nhận đã ký vào các hợp đồng vì được bà Huế nhờ. Bị cáo cũng thừa nhận việc cho bà Huế mượn chứng minh nhân dân để mở tài khoản chứng khoán. Còn bị cáo Huế mở bao nhiêu tài khoản mua bán chứng khoán từ chứng minh nhân dân của bị cáo thì bị cáo không nhớ. Bị cáo không được hưởng lợi gì từ việc ký giúp bị cáo Huế.

Trước bục khai báo, các bị cáo khác từng giữ các vị trí chủ chốt của Tập đoàn FLC và các công ty thành viên của Tập đoàn FLC đều thừa nhận, các bị cáo không góp vốn, nhưng có ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho bị cáo Trịnh Văn Quyết.

Các bị cáo thanh minh, khi ký, họ chỉ nghĩ ký để hoàn thiện thủ tục báo cáo tài chính cho Tập đoàn FLC, chứ không nghĩ chữ ký của họ giúp sức cho Trịnh Văn Quyết phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Thao túng thị trường chứng khoán". Dù vậy, các bị cáo cũng thừa nhận, hành vi của họ là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Trịnh Văn Quyết phạm tội.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn

Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ án trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá diễn ra tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn ngày 29/11/2024, Cơ quan điều tra đã thu thập được các tài liệu, vật chứng chứng minh ý thức phạm tội, bàn bạc; vai trò chủ mưu của đối tượng cầm đầu...
Chính thức vận hành tuyến metro số 1

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao cán bộ, giáo viên, người lao động khối trường học năm học 2024 - 2025.
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam

Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam

(LĐTĐ) Đi giữa vườn cam được mệnh danh lớn nhất nhì ở miền Trung và lớn hàng đầu cả nước vào thời điểm thu hoạch, tưởng như lọt thỏm giữa một bức tranh rộng lớn với gam màu tươi sáng, cây nào cũng sum suê, tán lá xanh rờn, sai trĩu quả.
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần phục vụ thành công chuỗi sự kiện quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

(LĐTĐ) Với phương thức thủ đoạn tinh vi thông qua 3 sàn giao dịch ngoại hối gồm: Sàn GFS, sàn TOPMAX, sàn RICHSMART các đối tượng phạm tội đã dụ dỗ nhiều nạn nhân chiếm đoạt số tiền gần 500 tỷ đồng qua đầu tư ngoại hối, chứng khoán trái phép...
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

(LĐTĐ) Diễn ra vào tối ngày 21/12, “Đặng Thái Sơn Returns” concert là đêm nhạc được mong chờ bậc nhất tại Hà Nội trong những ngày cuối năm, với những ngón đàn huyền thoại của nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, kết hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (Sun Symphony Orchestra - SSO) đẳng cấp quốc tế.

Tin khác

Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng

Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tuyên án đối với 54 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng gần 14.000 tỷ đồng với sự "bảo kê" của nhóm công chức thuế.
Cảnh cáo người đăng tin cháo lươn Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cảnh cáo người đăng tin cháo lươn Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vừa ra quyết định cảnh cáo người đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, với nội dung cháo lươn tỉnh Nghệ An trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Nghệ An: Xử phạt 2 người đăng thông tin sáp nhập tỉnh, thành sai sự thật

Nghệ An: Xử phạt 2 người đăng thông tin sáp nhập tỉnh, thành sai sự thật

(LĐTĐ) Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành trên cả nước lên mạng xã hội facebook.
3 chiêu trò lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần qua

3 chiêu trò lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần qua

(LĐTĐ) Dẫn dụ tham gia bán hàng online nhận “tiền hoa hồng”; rao bán “bùa yêu” và mạo danh lừa cài ứng dụng VNeID giả mạo là các thủ đoạn lừa đảo phổ biến trong tuần từ ngày 2 - 8/12, được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo.
Truy tố 2 đối tượng xâm hại nữ vận động viên vị thành niên

Truy tố 2 đối tượng xâm hại nữ vận động viên vị thành niên

(LĐTĐ) Được bố trí tập luyện, sinh hoạt tập trung tại Trung tâm Huấn luyện thể dục, thể thao Hà Nội, nữ vận động viên cầu lông đã bị 2 nam đồng nghiệp cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý muốn nhiều lần.
Xét xử nhóm đối tượng lưu hành tiền giả

Xét xử nhóm đối tượng lưu hành tiền giả

(LĐTĐ) Ngày 5/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt các bị cáo Lưu Như Cương (sinh năm 1972, ở quận Long Biên) 20 năm tù; Trần Mạnh Cường (sinh năm 1971, ở quận Ba Đình) 17 năm tù về tội ''Lưu hành tiền giả''.
Tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng xét xử phúc thẩm và nghị án, ngày 3/12, Toà án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo có kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan (giai đoạn 1).
Truy tố cựu bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Truy tố cựu bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa ra cáo trạng vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.
Truy tố các bị can trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn

Truy tố các bị can trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can liên quan đến vụ mua bán hóa đơn, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành An Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan.
Ông Lê Đức Thọ bị đề nghị 28 - 29 năm tù

Ông Lê Đức Thọ bị đề nghị 28 - 29 năm tù

(LĐTĐ) Ngày 25/11, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) và các đơn vị liên quan tiếp tục với phần luận tội của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) và đề nghị mức hình phạt đối với các bị cáo.
Xem thêm
Phiên bản di động