Mới có 95 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường ở vụ án Trịnh Văn Quyết
Trong vụ án lừa đảo và thao túng chứng khoán liên quan đến tập đoàn FLC, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố bị can Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC với 2 tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Thao túng thị trường chứng khoán".
Ở hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", theo cáo buộc, với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích riêng của mình, bị can Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros (mã chứng khoán ROS) làm công cụ, chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi gian dối, tăng khối vốn góp chủ sở hữu tại công ty này từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng niêm phong tài liệu, chứng cứ về việc phạm tội của bị can Trịnh Văn Quyết. |
Sau đó, hoàn thiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán; sử dụng sàn chứng khoán HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để bán cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt tài sản.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra chứng minh được có 30.403 nhà đầu tư mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS từ lần bán ra ban đầu của Trịnh Văn Quyết trên sàn HOSE với tổng giá trị thu về là 4.818 tỷ đồng. Trong khi đó, Công ty Faros chỉ có vốn góp chủ sở hữu thực là 1.197 tỷ đồng, vốn góp khống là 3.102 tỷ đồng. Qua đó, xác định Trịnh Văn Quyết đã chiếm đoạt của 30.403 nhà đầu tư nêu trên với số tiền 3.621 tỷ đồng.
Các cá nhân này đã bỏ khoản tiền thật để mua cổ phiếu ROS của Trịnh Văn Quyết trên sàn chứng khoán mà không biết cổ phiếu đã bị bị can Quyết và các đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối nâng khống về giá trị. Vì vậy, Cơ quan điều tra xác định họ là bị hại của vụ án.
Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng đã áp dụng các biện pháp ủy thác điều tra. Cơ quan Điều tra Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhiều lần thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đề nghị người bị hại đã mua cổ phiếu ROS khai báo, lấy lời khai, để xem xét, giải quyết.
Tuy nhiên, đến nay mới xác định được 133 bị hại trong tổng số 30.403 bị hại sở hữu 627.090 cổ phiếu ROS (hình thành từ vốn góp khống), với tổng giá trị khi mua là hơn 2,2 tỷ đồng. Hiện, chỉ có 95 bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Họ sở hữu 381.670 cổ phiếu ban đầu hình thành từ vốn góp khống, với giá trị mua gần 1,4 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Pháp đình 22/11/2024 19:00
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động
Pháp đình 20/11/2024 06:39
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Pháp đình 15/11/2024 22:30
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Pháp đình 15/11/2024 21:20
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Pháp luật 06/11/2024 14:19
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58