Xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Công ty Mai Phương xin tạm hoãn phiên tòa

(LĐTĐ) Sau nhiều lần tạm hoãn do dịch Covid-19, sáng 27/9, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ.
Sắp xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ, Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo Vụ Ethanol Phú Thọ: Đinh La Thăng bị tuyên phạt 11 năm tù Xét xử vụ án Ethanol Phú Thọ: Bị cáo Đinh La Thăng nhận trách nhiệm thay nhân viên

6 bị cáo kháng cáo gồm: Vũ Thanh Hà (sinh năm 1962, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí - PVB); Phạm Xuân Diệu (sinh năm 1960, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC); Nguyễn Xuân Thủy (sinh năm 1961, nguyên Phó Trưởng phòng Đầu tư dự án, PVB); Khương Anh Tuấn (sinh năm 1975, nguyên Phó Trưởng phòng Thương mại, PVB); Lê Thanh Thái (sinh năm 1960, nguyên Trưởng phòng Kinh doanh, PVB); Hoàng Đình Tâm (sinh năm 1981, nguyên kế toán trưởng PVB).

Cả 6 bị cáo đều xin Tòa cấp phúc thẩm xem xét miễn trách nhiệm dân sự cho mình. Ngoài ra, 3 bị cáo Vũ Thanh Hà, Phạm Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Thủy còn kháng cáo xin giảm khung hình phạt tội danh “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” từ khoản 3 xuống khoản 1 (Điều 224 - Bộ luật Hình sự năm 2015). Bị cáo Lê Thanh Thái xin được hưởng án treo.

Xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Công ty Mai Phương xin tạm hoãn phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa.

Ngoài 6 bị cáo kháng cáo nêu trên, Công ty TNHH Đầu tư Mai Phương (Công ty Mai Phương) đã làm đơn kháng cáo, đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét trả lại 3.400m2 đất tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho công ty.

Theo đó, trong bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên trả lại cho PVC quyền sử dụng 3.400m2 đất tại Tam Đảo; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xác nhận quyền sử dụng đất cho PVC. Đồng thời, tiếp tục thu giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này (đứng tên chủ sở hữu là Công ty Mai Phương) hiện lưu trong hồ sơ vụ án.

Tuy nhiên, Công ty Mai phương không đồng ý với nội dung đã tuyên nêu trên và cho rằng, Tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của Công ty Mai Phương, không đánh giá chứng cứ đúng thực tế khách quan, ra quyết định không đúng pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của Công ty Mai Phương.

Mới đây ngày 24/9, Công ty Mai Phương tiếp tục có đơn bổ sung, yêu cầu kháng cáo và kiến nghị tới Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Trong đơn, Công ty Mai Phương tiếp tục cho rằng quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về phần dân sự liên quan đến Công ty Mai Phương đã không đảm bảo nguyên tắc “tự định đoạt của đương sự” và đề nghị Tòa cấp phúc thẩm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình.

Đơn kiến nghị của Công ty Mai Phương phân tích, tại phiên tòa sơ thẩm cũng như trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án, đại diện của PVC không có yêu cầu nào thể hiện rằng PVC yêu cầu được đứng tên chủ sở hữu, sử dụng đối với lô đất 3.400m2 tại Tam Đảo, PVC chỉ yêu cầu Tòa án buộc Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Văn Hồng liên đới bồi thường cho PVC số tiền hơn 13 tỷ đồng là số tiền bị thiệt hại do hành vi tạm ứng tiền và góp vốn trái quy định gây nên.

Công ty Mai Phương viện dẫn khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Công ty Mai Phương cho rằng, việc Tòa cấp sơ thẩm tuyên trả lại cho PVC lô đất là giải quyết vượt quá phạm vi yêu cầu của PVC.

Tại phiên tòa ngày 27/9, trong phần thủ tục, Công ty Mai Phương đã đề nghị hoãn phiên tòa vì không có mặt luật sư. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Mai Phương cũng có đơn xin hoãn tòa vì đang phải cách ly trước khi phiên tòa được mở, luật sư có vào thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi nghe ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát, Công ty Mai Phương, Hội đồng xét xử đã tiến hành hội ý, đánh giá các ý kiến. Sau đó, Chủ tọa Võ Hồng Sơn cho biết, do dịch bệnh, phiên phúc thẩm đã phải hoãn 3 lần. Việc luật sư không dự được phiên tòa không phải là quy định bắt buộc phải hoãn phiên tòa. Do đó, Hội đồng xét xử quyết định tiếp tục phiên tòa.

Trong các ngày từ 8-15/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên án phạt các bị cáo trong vụ án này. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên án phạt 11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” (theo quy định tại Điều 224, Khoản 3 Bộ Luật Hình sự năm 2015), tổng hợp hình phạt với các vụ án trước là 30 năm tù.

Cùng bị tuyên phạt về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” với bị cáo Đinh La Thăng còn có 9 bị cáo gồm: Vũ Thanh Hà bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù; Trần Thị Bình (sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVN) 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Phạm Xuân Diệu 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Dũng (sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) 3 năm tù; 3 bị cáo: Nguyễn Xuân Thủy, Khương Anh Tuấn, Hoàng Đình Tâm cùng bị phạt 30 tháng tù; Đỗ Văn Quang (sinh năm 1972, nguyên Trưởng ban Kinh tế kế hoạch - sau là Ban Kinh tế đấu thầu PVC) bị phạt 28 tháng tù; Lê Thanh Thái 24 tháng tù.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (Tổng Giám đốc PVC) bị phạt 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” (theo quy định tại Điều 224, khoản 3 - Bộ Luật Hình sự năm 2015) và 8 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” tổng hợp hình phạt đối với 2 tội danh này là 18 năm tù.

Bị cáo Đỗ Văn Hồng bị tuyên phạt 4 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tổng hợp hình phạt với vụ án trước là 17 năm tù.

L.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

(LĐTĐ) Vay tiêu dùng là hình thức được nhiều người lựa chọn khi cần vốn nhưng vay tiêu dùng thế nào để tránh nợ xấu là vấn đề không phải ai cũng biết.
Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.

Tin khác

Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Viện Kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của 8 đại gia

Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Viện Kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của 8 đại gia

(LĐTĐ) Thực hiện quyền công tố, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị tòa phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của 8 đại gia bị "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành mang sổ tiết kiệm đi thế chấp vay tiền tại các ngân hàng.
Chủ tịch Tân Hoàng Minh lĩnh 8 năm tù

Chủ tịch Tân Hoàng Minh lĩnh 8 năm tù

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/3, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành xin giảm án, dùng cổ phần để khắc phục hậu quả

"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành xin giảm án, dùng cổ phần để khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Tại phiên tòa phúc thẩm, "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành thừa nhận các hành vi như bản án sơ thẩm đã quy kết và xin Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo đồng ý để lại 26% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư MHD Hà Nội, tương đương khoảng 75 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng với chiêu lừa đảo “cần người giữ hộ tiền”

Chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng với chiêu lừa đảo “cần người giữ hộ tiền”

(LĐTĐ) Các đối tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội, đăng hình ảnh, bài viết giả danh là người nước ngoài, kết bạn làm quen, tự nhận mình đang làm việc tại các nước có xảy ra chiến tranh, hiện có rất nhiều ngoại tệ, trang sức đắt tiền cần người tin tưởng giữ hộ, qua đó lừa đảo chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.
Xét xử phúc thẩm vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành

Xét xử phúc thẩm vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên xét xử phúc thẩm vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hàng trăm tỷ của các ngân hàng.
Lừa chạy án, 2 bị cáo chia nhau 16 năm tù

Lừa chạy án, 2 bị cáo chia nhau 16 năm tù

(LĐTĐ) Với lời hứa sẽ lo lót cho 3 can phạm trong vụ án “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, Nguyễn Thị Hòa Bình và Hoàng Văn Phương đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 1,2 tỷ đồng của những người cả tin.
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người “Đọc sách mỗi ngày”

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người “Đọc sách mỗi ngày”

(LĐTĐ) “Đọc sách mỗi ngày” được nhận định là hình thức lừa đảo online nổi bật gần đây, các tài khoản giả mạo đều được chạy quảng cáo, có thể tiếp cận số lượng lớn người dùng mạng xã hội.
Bị chiếm đoạt 700 triệu đồng vì sập bẫy lừa đảo việc nhẹ lương cao

Bị chiếm đoạt 700 triệu đồng vì sập bẫy lừa đảo việc nhẹ lương cao

(LĐTĐ) Một nạn nhân của chiêu trò lừa đảo việc nhẹ lương cao đã bị chiếm đoạt 700 triệu đồng sau khi đăng ký tài khoản tham gia đầu tư sàn giao dịch tiền ảo để kiếm nhiều lợi nhuận.
Chủ tịch Tân Hoàng Minh được Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt

(LĐTĐ) Theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong quá trình diễn ra phiên tòa, xuất hiện nhiều tình tiết cần xem xét giảm nhẹ nên Viện Kiểm sát đã đề nghị giảm án cho Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và con trai.
Chủ tịch Tân Hoàng Minh mong được hưởng mức án phù hợp

Chủ tịch Tân Hoàng Minh mong được hưởng mức án phù hợp

(LĐTĐ) Sau khi bị Viện Kiểm sát đề nghị 9 - 10 năm tù, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đã tự bào chữa cho bản thân và mong muốn Hội đồng xét xử cho hưởng mức án phù hợp với hành vi.
Xem thêm
Phiên bản di động