Xem xét kỹ lưỡng, thận trọng các chính sách y tế trong phòng, chống dịch Covid-19
Phiên họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét một số cơ chế, chính sách phòng, chống dịch Covid-19 Bảo đảm tốt nhất chế độ, chính sách cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 |
Cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thực tiễn phòng, chống dịch 2 năm vừa qua và qua rà soát, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ nhận thấy, Nghị quyết số 30/2021/QH15 được thông qua tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV đã cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc áp dụng các biện pháp như trong tình trạng khẩn cấp mà chưa ban bố tình trạng khẩn cấp.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những vướng mắc, bất cập do quy định tại các Luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt, đặc thù, chưa có tiền lệ của công tác phòng, chống dịch. Tiếp thu ý kiến góp ý trong quá trình chuẩn bị thẩm tra, Chính phủ đã tiếp tục hoàn thiện Nghị quyết, báo cáo và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách tập trung vào 4 nhóm vấn đề: Khám bệnh, chữa bệnh; thanh toán chi phí và chế độ chống dịch; dược; trang thiết bị y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày Tờ trình tại Phiên họp. (Ảnh: VPQH) |
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua có những thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, số lượng người bệnh Covid-19 phải điều trị tăng mạnh, dẫn đến tình trạng nhân viên y tế không thể có thời gian để thực hiện việc lập các biểu mẫu, hồ sơ thống kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nên không thể thực hiện việc bóc tách chi phí điều trị bệnh Covid-19 do ngân sách Nhà nước chi trả và chi phí khám bệnh, chữa bệnh nào điều trị bệnh nền hoặc bệnh khác do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Bên cạnh đó, nhiều người bệnh khi nhập viện không mang giấy tờ tùy thân, không mang theo tiền hoặc nhiều người bệnh vào nằm điều trị rồi đến lúc tử vong cũng không thể liên hệ với người nhà nên không thể thực hiện việc thu viện phí. Ngoài ra, hiện nay chưa có quy định về mức giá áp dụng đối với cơ sở y tế tư nhân tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Để giải quyết các khó khăn nêu trên, Chính phủ kiến nghị vẫn tiếp tục thực hiện việc thanh toán chi phí theo quy định tại Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 nhưng cho phép bổ sung quy định trường hợp không bóc tách được chi phí thì ngân sách sẽ chi trả toàn bộ; đồng thời cho phép Chính phủ quyết định việc sử dụng kinh phí từ nguồn quỹ dự phòng của Quỹ bảo hiểm y tế để cùng với nguồn ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Covid-19 trên nguyên tắc bảo đảm an toàn...
Chưa có quy định về khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, thực tiễn vừa qua cho thấy, nhiều người dân, bao gồm cả người mắc Covid-19, không thể tiếp cận được với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do họ đang ở trong khu vực cách ly, phong tỏa hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phong tỏa...
Toàn cảnh Phiên họp. (Ảnh: VPQH) |
Để khắc phục khó khăn này, Bộ Y tế và các địa phương đã triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Tuy nhiên, hiện nay Luật Khám bệnh, chữa bệnh không có quy định về vấn đề này và Luật Bảo hiểm y tế cũng không có quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Để bảo đảm cơ chế pháp lý cho việc tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho người nhiễm Covid-19 hoặc người dân không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch Covid-19, Chính phủ kiến nghị: “Cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho người nhiễm Covid-19 hoặc người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh Covid-19. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người bệnh.”
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 phải điều trị do bị nhiễm Covid-19 trong quá trình tham gia phòng, chống dịch Covid-19 hoặc phải cách ly sau thời gian làm việc tại các cơ sở thu dung Covid-19 được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp theo lương trong thời gian điều trị hoặc cách ly y tế theo mức hiện hưởng.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban thẩm tra cơ bản tán thành các chính sách được trình và đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hồ sơ và giải trình, làm rõ các nội Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các báo cáo thẩm tra đã nêu. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, chỉ trình những nội dung chưa được luật quy định hoặc khác với quy định của luật, pháp lệnh hiện hành để giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Về khám chữa bệnh từ xa, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, hoạt động này đã chứng minh hiệu quả rõ ràng trong bối cảnh dịch Covid-19 và Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế chưa có quy định về hình thức tổ chức cũng như thanh toán cho khám chữa bệnh từ xa. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế được Chính phủ trình cho phép thực hiện là những nội dung quan trọng, liên quan đến sự an toàn, tính mạng và sức khỏe người dân, có đối tượng tác động lớn, do đó, cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc bổ sung quy định về điều kiện đối với người hành nghề khám chữa bệnh từ xa. (Ảnh: VPQH) |
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc bổ sung quy định về điều kiện đối với người hành nghề khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện khám chữa bệnh từ xa; quan tâm đến việc hướng dẫn về điều kiện cơ sở hạ tầng, viễn thông, công nghệ thông tin; bổ sung quy định giao Bộ Y tế hướng dẫn về giá dịch vụ khám chữa bệnh từ xa vì không thể áp giá dịch vụ khám chữa bệnh thông thường cho loại hình này.
Cùng với đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ xa cần thực hiện như các trường hợp khác theo Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế và các luật khác liên quan, chứ không chỉ từ nguồn bảo hiểm y tế được nêu tại Dự thảo.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình và báo cáo thẩm tra cũng như sự cần thiết ban hành Nghị quyết về các nội dung nêu trên.
Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng các vấn đề đưa ra tại phiên họp đều có sự thống nhất cao giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan trình. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Chính phủ, Bộ Y tế tiếp thu tối đa những ý kiến thảo luận để Nghị quyết có tính chính xác và khả thi cao và cần sớm có dự thảo văn bản hướng dẫn để khi Nghị quyết có hiệu lực sẽ có văn bản hướng dẫn thực thi được ngay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38