Tiến hành chất vấn 9 lĩnh vực và xem xét nhiều nội dung quan trọng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với 10 dự án Luật Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với 4 dự án Luật |
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về 3 dự án luật: Luật Điện lực (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nếu Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn. Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua. Sau đó, các cơ quan có liên quan tiếp tục hoàn chỉnh, trình Hội nghị ĐBQH chuyên trách cho ý kiến (ngày 27 đến 29/8), gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH, các cơ quan, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung 2 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế và Luật Phòng bệnh.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, với những dự án luật đã được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị các cơ quan soạn thảo phải chuẩn bị rất kỹ; cơ quan thẩm tra thẩm tra đúng quy trình, đúng quy định.
Những vấn đề nào đã chín, đã rõ thì đưa vào Luật, còn những vấn đề chưa chín, chưa rõ, chưa được thực tế kiểm nghiệm chứng minh thì tiếp tục nghiên cứu. Không phải vì thời gian gấp mà bỏ qua các công đoạn theo quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày (cả ngày 21/8 và sáng ngày 22/8/2024) tiến hành hoạt động chất vấn. Mục đích, sẽ đánh giá toàn diện, tổng thể về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 liên quan đến 9 lĩnh vực:
Nhóm lĩnh vực thứ nhất về kinh tế - xã hội, liên quan đến 3 lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhóm lĩnh vực thứ hai, thuộc nhóm Nội chính, liên quan đến 6 lĩnh vực: Tư pháp; Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát.
Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: Quốc hội) |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”; xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 7/2024 theo thông lệ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tổ chức Diễn đàn Quốc hội về hoạt động giám sát. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là một sáng kiến mới, lần đầu tiên được tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.
Về quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, quyết định các nội dung: Việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế.
Đồng thời, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là đô thị giai đoạn 2023 - 2025...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25