Xem xét kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất cho các dự án tại Hà Nội bị ảnh hưởng dịch Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành văn bản số 2198/UBND-TNMT về việc áp dụng pháp luật khi xử lý đối với các trường hợp đã được UBND Thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng hết thời gian gia hạn chưa đưa đất vào sử dụng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19 theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Kiến nghị đấu giá lại các lô đất bị bỏ cọc ở KĐT mới Thủ Thiêm Bão số 1 hướng vào đất liền, đề phòng mưa với cường suất lớn gây ngập úng đô thị

Theo đó, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND thành phố Hà Nội đã có các quyết định gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng đối với các dự án của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.

Thời gian gia hạn là 24 tháng kể từ ngày UBND Thành phố ký quyết định gia hạn theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 và điểm c Khoản 12 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ- CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ.

Xem xét kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất cho các dự án tại Hà Nội bị ảnh hưởng dịch Covid-19
Ảnh minh họa.

Đến nay một số dự án đã hết thời gian gia hạn hoặc gần hết thời gian gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng chủ đầu tư chưa đưa đất vào sử dụng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19. Để xử lý, giải quyết việc gia hạn đối với trường hợp bất khả kháng theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, UBND Thành phố đã báo cáo xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2702/VPCP-NN ngày 19/4/2023 của Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4319/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 2/8/2021 và Văn bản số 3382 BTNMT-ĐĐ ngày 15/5/2023; Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 2663/TCQLĐĐ-CSPC ngày 20/10/2022; xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4975/STNMT-TTr ngày 7/7/2023 về việc áp dụng pháp luật khi xử lý đối với các trường hợp UBND Thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng hết thời gian gia hạn chưa đưa đất vào sử dụng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19, UBND Thành phố chỉ đạo một số nội dung.

Cụ thể, Thành phố thống nhất xác định dịch bệnh Covid-19 thuộc trường hợp bất khả kháng, thời gian ảnh hưởng tính từ ngày 23/1/2020 (là ngày công bố dịch Covid-19 theo Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ) đến ngày 11/10/2021 (ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19) là 21 tháng, không tính vào thời gian các dự án được gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.

Thời điểm tính áp dụng kéo dài thời gian gia hạn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 (trường hợp bất khả kháng) kể từ ngày UBND thành phố Hà Nội ký Quyết định áp dụng đối với từng dự án (áp dụng tương tự như trường hợp được gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định tại điểm c, Khoản 12, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ).

Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan căn cứ các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành để thống nhất xác định thời gian cụ thể ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thuộc trường hợp bất khả kháng đối với từng dự án. Trên cơ sở thống nhất xác định thời gian ảnh hưởng dịch bệnh của từng dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo, kiến nghị UBND Thành phố xem xét, ký ban hành quyết định áp dụng kéo dài thời gian gia hạn do nguyên nhân bất khả kháng cho từng dự án.

Thành phố giao Cục Thuế Hà Nội xem xét thu các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian được kéo dài thời gian gia hạn (nếu có) đối với từng dự án, trường hợp có vướng mắc, khó khăn chủ động xin ý kiến Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để được hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trong thời gian UBND Thành phố xem xét, quyết định kéo dài thời gian gia hạn do nguyên nhân bất khả kháng theo quy định tại điểm b khoản 1, Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, căn cứ tình hình thực tế triển khai của từng dự án, các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, giải quyết các thủ tục hành chính theo thẩm quyền, tạo điều kiện để chủ đầu tư tự khắc phục, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm về giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối với các dự án hết thời gian được kéo dài thời gian gia hạn theo quyết định áp dụng trường hợp bất khả kháng mà chủ đầu tư chưa đưa đất vào sử dụng thì UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) lập hồ sơ, trình UBND Thành phố quyết định thu hồi đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.

Văn phòng UBND Thành phố thường xuyên theo dõi, tổng hợp kết qua thực hiện, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

P.Ngân

Nên xem

Chạm

Chạm

(LĐTĐ) Cuộc sống ý nghĩa khi ta biết trân trọng từng khoảnh khắc, từ niềm vui đến nỗi buồn, giúp ta chạm đến hạnh phúc và sự tự tại thông qua tình cảm, sự tỉnh thức và lòng tự yêu thương.
Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Những năm qua, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đầy tính nhân văn đã trở thành nét đẹp tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó góp phần giữ gìn, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và kết quả chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Tin khác

Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 24/7, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 29, tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây sau Kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đáng chú ý, tại buổi tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề xuất Thành phố cần quan tâm hơn và giải quyết dứt điểm một số vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Phần mái nhà biệt thự Pháp cổ trên phố Quán Thánh bị sập sau trận mưa lớn

Phần mái nhà biệt thự Pháp cổ trên phố Quán Thánh bị sập sau trận mưa lớn

(LĐTĐ) Ảnh hưởng từ trận mưa dài ngày, một phần mái tầng 2 thuộc ngôi biệt thự chính số 83 Quán Thánh, quận Ba Đình, bị sập. Lực lượng chức năng và Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão phường Quán Thánh đã thu dọn và bố trí cảnh báo tại khu vực.
Hà Nội áp dụng “chuyển đổi số” trong triển khai dự án đầu tư xây dựng

Hà Nội áp dụng “chuyển đổi số” trong triển khai dự án đầu tư xây dựng

(LĐTĐ) Theo lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội đang bước vào giai đoạn đầu tiên với trọng tâm là đào tạo, tập huấn nhằm tháo gỡ hàng loạt vướng mắc cho các đơn vị quản lý, chủ đầu tư. Mục tiêu của Thành phố giúp các bên liên quan chủ động ứng dụng BIM vào quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội: Tích cực hơn nhưng vẫn chưa đồng đều

Quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội: Tích cực hơn nhưng vẫn chưa đồng đều

(LĐTĐ) Nửa đầu năm 2024 công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực, dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý vẫn chưa đồng đều, vẫn có nơi chưa kiểm soát chặt chẽ, để xảy ra vi phạm, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri đề nghị thành phố Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giữ gìn trật tự giao thông - trật tự đô thị - trật tự công cộng; huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc một cách đồng bộ để người dân hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình và nghiêm túc chấp hành. Đồng thời, Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần phải tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tái phạm…
Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Xem thêm
Phiên bản di động