Xây dựng môi trường để trẻ em phát triển toàn diện
Các hoạt động chính trong “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2020 | |
Nâng cao nhận thức bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng | |
Tăng cường các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em |
Mới đây, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tổ chức công bố trực tuyến Báo cáo Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam.
Sự kiện thuộc khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội về Quản trị quyền trẻ em” do MSD và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển.
Sự kiện công bố báo cáo được thực hiện dưới hình thức phát sóng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội của MSD và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em bao gồm: Fanpage lan tỏa yêu thương và kênh Youtube MSD Vietnam, trang Tiktok Vietfamily của MSD cùng với trangwebsite và facebook của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em. Sự kiện có sự tham gia củađại diện trẻ em, các lãnh đạo đến từ Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thành Đoàn Hà Nội, MSD, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm và phụ huynh.
Quyền được lắng nghe của trẻ em là một nội dung quan trọng được đề cập trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em (Điều 12). Khảo sát Tiếng nói Trẻ em do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) phát triển và thực hiện lần đầu tiên tại Thụy Điển vào năm 2014, và tiếp tục được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khảo sát tạo cơ hội cho trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới có thể lên tiếng, phản ánh những vấn đề liên quan tới trẻ em.
Các diễn giả tham gia chương trình |
Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam được MSD điều phối triển khai từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020. Khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 1.692 trẻ em Việt Nam từ 11 đến 16 tuổi ở 7 tỉnh/ thành phố thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Đây là những trẻ em ở nông thôn và thành thị, trẻ em ở trong nhà trường và trẻ em ngoài nhà trường, trẻ em người dân tộc Kinh, người dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật.
Mục tiêu của khảo sát nhằm thu thập ý kiến, suy nghĩ của trẻ em về những vấn đề liên quan trực tiếp tới trẻ em, từ đó, xem xét thực trạng thực thi Quyền Trẻ em tại Việt Nam dưới góc nhìn của trẻ. Những kết quả của khảo sát này cung cấp thông tin cho các cơ quan thực thi Quyền Trẻ em ở Việt Nam cũng như cung cấp thông tin cho báo cáo bổ sung gửi cho Ủy ban về Quyền Trẻ em của Liên Hợp Quốc.
Một trong các phát hiện đáng chú ý của khảo sát cho thấy có tới 88.3% trẻ em tham gia khảo sát cho rằng mình còn có ít cơ hội hoặc không có cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình với người có thẩm quyền ra quyết định. Một trẻ 16 tuổi chia sẻ:“Ở địa phương thì người lớn không nghe theo ý kiến của trẻ em và nói trẻ con không biết gì… Em ngại bày tỏ nhất ở khu dân cư vì họ bảo mình nói linh tinh, họ bảo trẻ con”Điều này chứng tỏ việc thực hiện quyền tham gia, tôn trọng ý kiến của trẻ em còn chưa được hiệu quả, thực chất.
Ba vấn đề nổi bật mà trẻ em cho rằng Việt Nam cần hành động nhiều hơn để cải thiện và giải quyết là Vấn đề Xâm hại trẻ em, Bắt nạt qua mạng và Trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em. Nhóm trẻ em tại Tiền Giang chia sẻ:“Khi người lớn trừng phạt trẻ em có thể khiến cho các em có những suy nghĩ tiêu cực, gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng về mặt tâm lý, sức khỏe, kinh tế, ảnh hưởng đến tình cảm, cảm xúc của mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em.”
Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD hy vọng rằng Báo cáo Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam ngày hôm nay sẽ cho thấy tiếng nói trẻ em rất cần được ghi nhận và tôn trọng bằng hành động thực tiễn,. Từ đó truyền tải thông điệp “Chúng ta cần cùng nhau chung tay xây dựng một môi trường, một hệ sinh thái để trẻ em có thể phát triển toàn diện, phát huy được hết tố chất và tiềm năng của mình.”
Đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Bà Dragana Strinic nhấn mạnh, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội cần hỗ trợ những trẻ em dễ bị tổn thương nhất bao gồm trẻ em khuyết tật, trẻ em ngoài nhà trường, trẻ em sống ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có giới tính khác…để đảm bảo trẻ em có hiểu biết tốt hơn về quyền của mình và có khả năng tiếp cận các dịch vụ thân thiện với trẻ em.
Sau khi lắng nghe những kết quả và phát hiện của Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam, các khách mời của chương trình đã có buổi trò chuyện và tương tác trực tuyến với khán giả theo dõi chương trình về việc đánh giá, thực thi và đảm bảo sự tham gia của trẻ em.
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chia sẻ:“Sự tham gia của trẻ em luôn là nội dung ưu tiên trong các kế hoạch hoạt động của Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Cụ thể, hiện nay Cục Trẻ em đang hoàn thiện việc xây dựng Đề án thúc đẩy quyền tham gia của Trẻ em giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng đề án, chúng tôi cũng lập kế hoạch để lấy ý kiến của trẻ em thông qua các hoạt động khác nhau như tham vấn trực tiếp, khảo sát trực tiếp, khảo sát trực tuyến,v.v…. để đảm bảo lắng nghe và tham vấn trẻ em nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của trẻ em. Lấy trẻ em làm trung tâm, lắng nghe trẻ em và hành động vì lợi ích tốt nhất của trẻ cần là kim chỉ nam xuyên suốt trong hoạt động của của tất cả các bên liên quan trong chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em.”
Về phía Thành Đoàn Hà Nội, ông Lý Duy Xuân – Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Thành phố Hà Nội khẳng định: “Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ em là cách duy nhất để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Thành Đoàn, Hội đồng Đội TP.Hà Nội đã, đang, và sẽ có những hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của các em trong mọi hoạt động ở trường, ở nhà, và tại cộng đồng, trao quyền để các em có thể cất lên tiếng nói của mình, đặc biệt lưu ý đến việc tăng cường sự tham gia của nhóm trẻ em yếu thế như trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, và trẻ em không được đến trường.”
Từ góc độ của nhà trường và giáo viên - những người đảm nhận công việc giáo dục và gần gũi với trẻ em hàng ngày, bà Hoàng Thị Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm - Hà Nội chia sẻ: “Trên thực tế hàng ngày giao tiếp với các em, chúng tôi cũng nhận được nhiều chia sẻ của các em xoay quanh vấn đề Quyền Trẻ em. Chương trình giáo dục trong nhà trường đã thực hiện giảng dạy nội dung của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Tuy nhiên việc các em có được thực hiện quyền của mình hay không lại phụ thuộc vào chính người lớn. Để quyền Trẻ em được thực hiện hiệu quả, không phải chỉ trẻ em được học mà cả người lớn cũng phải được trang bị kiến thức về Quyền Trẻ em, phải có sự vào cuộc của cả xã hội”
Kết quả của Báo cáo Khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam sẽ tiếp tục được chia sẻ tới các bên liên quan tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, đảm bảo tiếng nói của trẻ em được lắng nghe.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21