Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách

(LĐTĐ) Hà Nội đề nghị được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, các dự án đầu tư theo phương thức PPP, dự án phát triển đô thị theo TOD, hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời…
Nhiều khoản thu ngân sách nhà nước vượt dự toán [Infographic] Tháng 1/2023 thu ngân sách Nhà nước đạt 213 nghìn tỷ đồng

Đây là nội dung đáng chú ý vừa được thảo luận tại cuộc họp góp ý các quy định về tài chính - ngân sách và nguồn lực phát triển Thủ đô của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đồng chủ trì, diễn ra mới đây.

Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách
Hà Nội đề nghị được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để đầu tư phát triển. (Ảnh minh họa).

Tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) dành Chương IV để quy định về tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô.

Cụ thể, dự thảo Luật kế thừa các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô 2012; kế thừa, luật hóa một số nội dung tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Hà Nội đề nghị được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, các dự án đầu tư theo phương thức PPP, dự án phát triển đô thị theo TOD, hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời.

Tuy nhiên, Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII quy định “có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa trung ương và địa phương”.

Theo đó, về vấn đề này tại dự thảo Luật được thể hiện theo hai phương án. Phương án 1: Hà Nội được giữ lại 100% các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố.

Phương án 2: Không quy định nội dung này tại dự thảo Luật; sẽ nghiên cứu để quy định phù hợp khi sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung này (Luật Ngân sách Nhà nước).

Ngoài thẩm quyền đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có các quy định phân quyền từ thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư đối với một số dự án.

Để bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu thu hút đầu tư thông qua công cụ thuế với yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế, nhất là cam kết tới đây về thuế tối thiểu toàn cầu, trong dự thảo Luật, các chính sách ưu đãi về thuế được quy định với mức thuế suất áp dụng khác nhau. Cụ thể, nhà đầu tư chiến lược được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15% (mức thuế suất hiện hành là 20%) trong thời gian 9 năm đầu đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư kể từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược còn được hưởng các ưu đãi khác…

Tại Điều 38 dự thảo Luật quy định cơ chế thu hút đầu tư của xã hội, cơ chế thực hiện đầu tư bao gồm: Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao; thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) trên địa bàn Thành phố và thuộc Vùng Thủ đô theo cơ chế dự án phát triển đô thị và dự án giao thông nằm trong một tổng dự án; thực hiện dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội theo phương thức xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT); được sử dụng vốn ngân sách Thành phố và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, dự toán ngân sách hàng năm để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT…

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, dự thảo Luật cần bám sát Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, đồng thời phải cần thể hiện rõ nguồn lực nội tại của Hà Nội, nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài. Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho rằng, chỉ quy định các cơ chế, chính sách “đắt giá” để tạo sức bật, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội, vấn đề nào Hà Nội được quyết định thì quy định rõ trong dự thảo Luật, còn lại thì viện dẫn pháp luật hiện hành.

Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cũng yêu cầu làm rõ trình tự, thủ tục khi phân quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư đối với một số dự án; làm rõ khái niệm “nhà đầu tư chiến lược” theo hướng phải đầu tư vào dự án trong lĩnh vực chiến lược; xác định các tiêu chí đặc trưng để hưởng ưu đãi về thuế, tránh tràn lan…

Phát biểu tại, cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, Thành phố luôn nhận thức rõ phải quán triệt, bám sát định hướng tại các nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đêm trung thu đầy tiếng cười tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

Đêm trung thu đầy tiếng cười tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm giúp các bệnh nhân có giây phút vui vẻ và hạnh phúc, xoa dịu cảm giác nhớ nhà vào dịp Tết Trung thu, Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức hoạt động trao tặng quà cho bệnh nhân điều trị tại các khoa lâm sàng nội trú của bệnh viện.
Ngày mai (23/9) diễn ra Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ ngành giao thông Thủ đô

Ngày mai (23/9) diễn ra Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ ngành giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày mai (23/9), Sở Giao thông Vận tải và Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và Kỹ năng lái xe mô tô giỏi - an toàn trong công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội năm 2023.
Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tại tổ hợp Mega Grand World Hà Nội, du khách có thể thưởng thức tinh hoa ẩm thực thế giới từ Ý, Hàn Quốc đến những đặc sản “từ biển lên rừng” của Việt Nam, trong không gian vui chơi, giải trí sôi động, tấp nập.
Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ 12 khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 diễn ra chiều nay (22/9), 100% Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã biểu quyết nhất trí hiệp thương cử đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Ủy viên Đảng Đoàn, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Hôm nay (22/9), Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới. Dự và chỉ đạo hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

(LĐTĐ) Tham dự và chỉ đạo phiên khai mạc chính thức của Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào ngày 22/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) đã gợi mở 5 vấn đề lớn cho hoạt động Công đoàn tỉnh Bình Dương trong nhiệm kỳ tới.

Tin khác

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!

(LĐTĐ) Cuộc đua “cho vay để trả nợ ngân hàng khác” với lãi suất thấp hơn đã và đang diễn ra trong những ngày đầu tháng 9 sau khi Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực. Không chỉ tại các ngân hàng cổ phần, các “ông lớn” Big4 cũng tham gia khiến cuộc đua về lãi suất giữa các ngân hàng ngày càng “nóng” hơn.
“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ

“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

(LĐTĐ) Ngày 14/9/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng 13 ngân hàng đối tác Nhật Bản tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023. Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023).
Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng

Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại mới thực hiện hỗ trợ lãi suất khoảng 681 tỷ đồng, tức mới giải ngân được khoảng 1,7% tổng quy mô gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.
Để tín dụng xanh “chảy mạnh”

Để tín dụng xanh “chảy mạnh”

(LĐTĐ) Từ năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Đến năm 2018, trong Chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến 2030, ngành Ngân hàng xác định phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại không chỉ tích cực cho vay với các dự án “xanh” mà ngày càng mở rộng quy mô tín dụng xanh, thông qua việc huy động vốn từ các định chế tài chính nước ngoài.
Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ

Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ

(LĐTĐ) Một số ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nhà nước không quản lý được thì cấm đối với việc mua bán xổ số online, mua hộ vé số. Về nội dung này, Bộ Tài chính khẳng định, pháp luật hiện hành không quy định cho phép bán vé số qua internet và việc mua vé số hộ.
BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD

BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD

(LĐTĐ) Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (do BIDV Ba Tháng Hai được giao ủy quyền) và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) diễn ra ngày mới đây tại TP.Hồ Chí Minh.
Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt

Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt

(LĐTĐ) Có thể tăng trưởng tín dụng giảm vì hạ lãi suất tiền gửi, song bù lại việc hạ lãi suất cho vay sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn được đưa vào sản xuất - kinh doanh sẽ tạo ra công ăn việc làm, lợi nhuận, phát triển kinh tế… rồi vốn lại trở về ngân hàng để quay vòng theo chu kỳ kinh tế như quy luật kinh tế.
Chờ đợi gì từ Thông tư 06?

Chờ đợi gì từ Thông tư 06?

(LĐTĐ) Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/9 tới. Một số quy định tại Thông tư 06 được đánh giá là sẽ tạo điều kiện cho người dân trong việc tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng, thuận tiện.
Câu chuyện tín dụng và “văn hóa” yêu nước

Câu chuyện tín dụng và “văn hóa” yêu nước

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng toàn hệ thống 7 tháng năm nay tăng trưởng thấp hơn so với trước đó.
Xem thêm
Phiên bản di động