Vươn lên từ thất bát

LĐTĐ - Trong khi khán giả Việt đã quá “no nê” với phim cổ trang, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc... thì sự xuất hiện của những bộ phim như “Thái sư Trần Thủ Độ”, “Trò đời” là món ăn tinh thần thuần Việt giúp khán giả đổi món. Sự thành công của những bộ phim này hứa hẹn một tương lai khởi sắc cho dòng phim lịch sử, cổ trang mang bản sắc Việt Nam.

Không “đốt” tiền vô ích

Năm 2010, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã có rất nhiều dự án phim lịch sử, cổ trang được đầu tư như: Khát vọng Thăng Long, Long Thành cầm giả ca, Thái sư Trần Thủ Độ, Huyền sử thiên đô, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, Tây Sơn hào kiệt… Trong số đó, bộ phim “Thái sư Trần Thủ Độ” được đầu tư với kinh phí khổng lồ (57 tỷ VNĐ), được giao cho đạo diễn Đặng Tất Bình tổ chức sản xuất và đạo diễn Đào Duy Phúc đảm nhận phần nội dung. Phim bấm máy từ tháng 6/2009 với dự kiến sẽ hoàn tất và lên sóng đúng vào tháng 10/2010 trong không khí cả nước tưng bừng chào đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tuy nhiên, phải đến hơn 3 năm sau, bộ phim mới được lên sóng truyền hình.

So với các phim lịch sử trước đó, có thể nói “Thái sư Trần Thủ Độ” được làm chỉn chu với sự đầu tư và tìm hiểu về lịch sử một cách nghiêm túc. Phim kỹ đến từng chi tiết về phục trang, đạo cụ, thế võ. Qua biên kịch chắc tay của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn, những tình huống đưa ra đều được lý giải thuyết phục, hợp tình hợp lý. “Thái sư Trần Thủ Độ” đậm chất Việt qua từng cảnh quay (nhất là ngoại cảnh với cánh đồng, ruộng dâu, bờ tre, con sông, con suối…), từng đạo cụ như giáo mác, cung tên, xe kéo…, ngay cả trang phục - vấn đề dễ phát sinh nhiều tranh cãi, cũng thể hiện được sự gần gũi với văn hóa của người Việt.

Giới chuyên môn cũng đánh giá cao “Thái sư Trần Thủ Độ” với 3 giải thưởng trong Cánh diều Vàng: Phim truyền hình xuất sắc nhất, biên kịch xuất sắc nhất và đạo diễn xuất sắc nhất. Dưới con mắt của một biên kịch khắt khe, đạo diễn Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, nhận xét: “Đây là một phim lịch sử chỉn chu. Đạo diễn chắc tay, có nghề và trong hoàn cảnh khó khăn của điện ảnh Việt Nam hiện nay, đó rõ ràng là nỗ lực của những người làm phim”. Biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng đánh giá cao “Thái sư Trần Thủ Độ” ở mặt nghề nghiệp: “Phim được làm kỹ lưỡng, câu chuyện rất chặt chẽ. Một bộ phim khá ổn”. “Dưới góc độ giải trí, mang đến cho khán giả kiến thức lịch sử, “Thái sư Trần Thủ Độ” đã hoàn thành nhiệm vụ của mình” - biên kịch Trịnh Thanh Nhã đánh giá. Xúc động khi nhận được những phản hồi tích cực từ phía khán giả, đạo diễn phim “Thái sư Trần Thủ Độ”, NSƯT Tất Bình nói ông rất mừng vì mọi thứ đã diễn ra như kỳ vọng. “Bốn năm đắp kho, nhiều người không biết tưởng phim của chúng tôi tồi quá nên không được chiếu. Nhưng những gì đang diễn ra cho thấy chúng tôi không “đốt” tiền của Nhà nước một cách vô ích” - đạo diễn Tất Bình nói.

Theo TS.NSƯT Nguyễn Thị Thu Hà - Phó khoa Thiết kế Mỹ thuật, Đại học Sân khấu điện ảnh, nhờ có sự đầu tư nghiêm túc về trang phục, tạo hình cho các diễn viên, bộ phim “Trò đời” đã tạo được màu sắc riêng, các nhân vật có những tạo hình cá tính giúp cho bộ phim phần nào thành công trong việc tạo ra một ý niệm rõ ràng cho khán giả về một thời kỳ lịch sử, về sắc màu văn hoá đặc trưng.

Cùng thời gian phát sóng với “Thái sư Trần Thủ Độ”, bộ phim “Trò đời” được coi là “phát súng” đầu tiên trong Dự án chuyển thể kịch bản văn học giai đoạn 1930 - 1945 thành phim truyền hình. Bộ phim là sự chuyển thể hợp nhất của 3 tác phẩm văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Số đỏ, Cơm thầy cơm cô và Kỹ nghệ lấy Tây. Trong khi khán giả trong nước đang chán ngán với các phim truyền hình “na ná Hàn Quốc” với đề tài chủ yếu về tình yêu, khai thác bối cảnh cho thấy đời sống của Việt Nam hiện đại, giàu sang với biệt thự, xe hơi, quán bar… không phản ánh trung thực cuộc sống hiện tại, sự xuất hiện của một bộ phim về đề tài người nông dân ly hương bị thu hút bởi thứ ánh sáng ma mị của đô thị được mọi người nhiệt tình đón nhận vì nó vẫn còn mang tính thời sự. Sau một thế kỷ, những bi hài giữa hai xã hội Việt Nam ở hai đầu thế kỷ (thế kỷ 20 và thế kỷ 21) vẫn có những sự giống nhau kỳ lạ. Tính hiện thực trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn còn nguyên giá trị, nhiều hiện tượng xã hội đến nay vẫn còn nóng hổi. Đó là những câu chuyện đã đi vào bản chất của vấn đề nên nó rất mới. “Bây giờ, những con sen, thằng ở được gọi bằng cái tên khác là ôsin. Mối quan hệ giữa ôsin và chủ nhà cũng vậy, đầy bi hài, phức tạp. Và sự tha hóa của con người trước đồng tiền - dù một thế kỷ đã trôi qua, vẫn giống hệt nhau” - NSƯT Nhuệ Giang, đạo diễn của bộ phim phân tích. Cùng với chuyện ôsin là nạn nghiện hút, cô đầu - gái nhảy, gái hát, gái bán dâm vẫn đang là những tệ nạn xã hội nhức nhối. Phong trào ly hương, di cư tự do lên thành phố kiếm sống cùng các chợ người tự phát đến nay vẫn làm đau đầu các nhà quản lý xã hội. Những phụ nữ lấy chồng ngoại quốc chỉ vì tiền hiện nay thì có khác gì nhiều so với phong trào lấy Tây (lính lê dương) của các me gần 1 thế kỷ trước? Qua bộ phim, khán giả còn dễ dàng liên hệ đến chuyện giới doanh nhân, quan chức đua nhau chơi tennis, golf…; những chiếc mặc như không mặc, những bộ váy siêu ngắn, siêu mỏng hoặc phong trào “tưng - tưng”, thả rông vòng 1, nude; hiện tượng bỏ nhà theo trai, tỉ lệ nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên rất cao…

Với sự thành công của bộ phim này, chắc chắn Dự án chuyển thể kịch bản văn học giai đoạn 1930 - 1945 sẽ được tiếp tục. Bởi vậy khán giả đang hy vọng sẽ tiếp tục được thưởng thức những món ăn tinh thần mới thuần Việt.

Khán giả không "quay lưng"

Sau khi hai bộ phim được lên sóng truyền hình đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Đã có rất nhiều đánh giá tích cực về bộ phim “Thái sư Trần Thủ Độ”. Đơn cử, để chứng minh cho nhận định rằng đây là bộ phim đáng xem, một khán giả đã đưa ra 3 lý do: Thứ nhất là kịch bản hay, đúng giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Thứ 2, là dàn diễn viên kinh nghiệm, diễn xuất tốt. Thứ 3 là bối cảnh, phục trang của phim rất đẹp, rất hoành tráng.

Với những phản hồi tích cực từ “Thái sư Trần Thủ Độ”, không ít người kỳ vọng nếu được quan tâm và đầu tư, các đạo diễn sẽ cho ra mắt những bộ phim “cúng cụ” cuốn hút để công chúng hiểu hơn về lịch sử dân tộc, chứ không phải màn ảnh nhỏ tràn ngập phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc như hiện nay. Thông thường, phim bộ Việt Nam càng phát càng đuối và mất khán giả nhưng “Trò đời” đang làm được điều ngược lại: càng lúc càng lôi cuốn với những diễn biến, tình tiết hấp dẫn và vẫn đủ sức níu chân khán giả Việt ngồi lại trong suốt giờ vàng phát sóng, đúng như một khán giả tâm sự: “Đã lâu lắm mới có được cảm giác ngóng chờ đến tối thứ năm, thứ sáu để xem phim truyền hình”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều về những bộ phim lịch sử, cổ trang vừa được trình chiếu. Chẳng hạn có những ý kiến chưa hài lòng về bối cảnh, đạo cụ trong phim “Trò đời”. Điều này cũng dễ thông cảm vì đoàn làm phim không đủ kinh phí dựng trường quay và mời chuyên gia tư vấn lịch sử nên tận dụng những bối cảnh có sẵn và đồ đi mượn. Hay như khi nghe ý kiến chê về phục trang trong phim “Thái sư Trần Thủ Độ”, một cư dân mạng cho rằng: “Do mọi người xem phim kiếm hiệp Trung Quốc, Hông Kông nhiều nên cảm thấy trang phục của phim VN không đẹp. Mình đâu sống thời vua chúa thế kỷ 13 đâu mà biết, hãy tạm chấp nhận những gì gọi là của Việt Nam”. Đúng vậy, bản thân ông cha ta từ vua chúa cho đến người dân đều ăn mặc giản dị và khác kiểu “Bắc triều” do điều kiện kinh tế và trên hết là ý thức độc lập, tự chủ về văn hóa. Kể cả những pha “ẩu đả” trong phim, các đạo diễn võ thuật đã cố gắng sử dụng những bài võ dân tộc và hạn chế sử dụng kỹ xảo để mang đến hình ảnh thật cho khán giả. Tuy nhiên vì đã quen mắt với những pha võ thuật đẹp mắt, “ảo tung chảo” trong phim Trung Quốc, Ấn Độ, Âu Mỹ… nên nhiều khán giả đã lên tiếng chê võ trong phim Việt là “mèo cào”, “diễn Tuồng”. Trong phim “Thái sư Trần Thủ Độ” hay “Huyền sử thiên đô”, đạo diễn cố gắng điều tiết những nghi lễ trong cung đình (như thường thấy trong phim cổ trang Trung Quốc) để phù hợp với chính sách “thân dân”, không khí “dân chủ” thời Lý - Trần.

Thực tế, phim lịch sử, cổ trang Việt đang còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và thách thức. Từ việc thiếu những kịch bản hay, tinh tế, thiếu kinh phí, không có trường quay chuyên nghiệp… và khâu tuyển chọn diễn viên cũng là việc không dễ dàng, trong khi phim cổ trang nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ và đứng ở một đẳng cấp khác. Vì vậy, chúng ta cũng không nên quá khắt khe với phim của nước nhà.

Tất nhiên những sản phẩm đầu tay thì không tránh khỏi sai sót và khi “đổi vị” thì khán giả không tránh khỏi cảm giác “hụt hẫng”. Hãy tạm coi những mặt được - điểm cộng (dù nhỏ bé) cho phim là một bước tiến mới của dòng phim cổ trang sau nhiều năm “đứt quãng”, để các nhà làm phim cổ trang không nhụt chí và yên tâm “tự nhặt sạn” để làm ra tác phẩm có chất lượng ngày càng được nâng cao. Nhìn vào sự thành công của các bộ phim lịch sử, cổ trang được công chiếu trong thời gian qua, chúng ta có quyền mơ đến sự rực rỡ của một dòng phim cổ trang thuần Việt trong tương lai cũng

NGÔ QUANG CHÍNH

Nên xem

Đồng hành vì sự phát triển chung

Đồng hành vì sự phát triển chung

Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, “Tháng Công nhân” năm 2024 gắn với “Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động” được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, để lại ấn tượng tốt đẹp với đoàn viên, người lao động. Qua đó, giúp đoàn viên, người lao động cảm nhận rõ hơn vai trò của tổ chức Công đoàn và yên tâm lao động sản xuất, gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển chung của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Dựa vào chính mình

Dựa vào chính mình

(LĐTĐ) Cuộc đời mỗi người là những chương sách đầy biến đổi, có những chương viết bởi niềm vui hân hoan, nhưng cũng có những đoạn u tối với đầy thử thách và khó khăn. Bất kể điều gì xảy ra, chỉ bằng cách dựa vào chính mình, bạn mới thực sự có thể viết lên một đời huy hoàng và hạnh phúc.
Hà Đông: Nhiều dấu ấn nổi bật trong Tháng Công nhân năm 2024

Hà Đông: Nhiều dấu ấn nổi bật trong Tháng Công nhân năm 2024

Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn. Trong đó, tiêu biểu là các hoạt động “Cám ơn người lao động”, “Khám sức khỏe cho nữ đoàn viên công đoàn”, “Hội thao công nhân viên chức lao động quận Hà Đông năm 2024”, “Nuôi ước mơ cho con tới trường”… Từ đó, nâng cao nhận thức, niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.
Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

(LĐTĐ) Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Xử lý nghiêm nhóm đối tượng “đánh võng” trên cầu Nhật Tân

Xử lý nghiêm nhóm đối tượng “đánh võng” trên cầu Nhật Tân

(LĐTĐ) Ngày 16/6, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Tây Hồ nhanh chóng xác minh, làm rõ 4 đối tượng có hành vi điều khiển xe máy “đánh võng” trên cầu Nhật Tân khiến người dân bức xúc.
Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của công nhân lao động

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của công nhân lao động

Phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” đã được công nhân lao động trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội nhiệt tình hưởng ứng và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Phong trào đã khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong mỗi công nhân lao động (CNLĐ).
Ngành Y tế Hà Nội triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy

Ngành Y tế Hà Nội triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 2476/SYT-NVY về việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024 trong ngành Y tế.

Tin khác

Euro 2024: Xem trực tiếp trận Anh - Serbia ở kênh nào?

Euro 2024: Xem trực tiếp trận Anh - Serbia ở kênh nào?

(LĐTĐ) Hôm nay 16/6, tiếp tục diễn ra các loạt trận tiếp theo vòng bảng Euro 2024, tâm điểm là các trận đấu ra quân của các “ông lớn” Hà Lan, Đan Mạch và tuyển Anh. Để xem được toàn bộ các trận đấu, khán giả có thể theo dõi trực tiếp qua hệ thống các kênh THVL1, THVL2, HTV7, HTV Thể thao, VTV3, VTV2, VTV Cần Thơ.
EURO 2024 (2h ngày 17/6) Anh - Serbia: Liệu Serbia có là "con mồi" của sư tử Anh?

EURO 2024 (2h ngày 17/6) Anh - Serbia: Liệu Serbia có là "con mồi" của sư tử Anh?

(LĐTĐ) Theo lịch trận đấu, hôm nay sẽ diễn ra các trận đấu giữa Hà Lan - Ba Lan sẽ diễn ra lúc 20h, trận đấu giữa Slovenia - Đan Mạch sẽ bắt đầu lúc 23h tối nay. Riêng cặp đấu giữa đội tuyển Serbia và đội tuyển Anh tại bảng C - EURO 2024 diễn ra vào lúc 2h (ngày 17/6).
Italia nhọc nhằn kiếm 3 điểm đầu tiên tại EURO 2024

Italia nhọc nhằn kiếm 3 điểm đầu tiên tại EURO 2024

(LĐTĐ) Thủng lưới rất sớm nhưng đội tuyển Italy vẫn lội ngược dòng trước Albania ở trận ra quân tại bảng B EURO 2024.
Đội tuyển Anh hé lộ “vũ khí bí mật” tại EURO 2024

Đội tuyển Anh hé lộ “vũ khí bí mật” tại EURO 2024

(LĐTĐ) Các thành viên của đội tuyển Anh tại EURO 2024 đều được trang bị một chiếc nhẫn Oura để theo dõi các thông số quan trọng.
Xem trực tiếp trận Hungary và Thụy Sĩ 20h tối nay trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận Hungary và Thụy Sĩ 20h tối nay trên kênh nào?

(LĐTĐ) Đội tuyển Hungary chạm trán Thụy Sĩ trong khuôn khổ Bảng A, vòng chung kết EURO 2024. Trận đấu Hungary với Thụy Sĩ sẽ diễn ra lúc 20h ngày 15/6 và được truyền trực tiếp trên kênh TV360+1, VTV2, VTV Cần Thơ, HTV Thể thao.
Cầu thủ đầu tiên được vinh danh tại EURO 2024 là ai?

Cầu thủ đầu tiên được vinh danh tại EURO 2024 là ai?

(LĐTĐ) Jamal Musiala của đội tuyển Đức là cầu thủ đầu tiên nhận danh hiệu cá nhân tại vòng chung kết EURO 2024.
Phong cách thời trang của Lưu Diệc Phi trong "Câu chuyện Hoa Hồng"

Phong cách thời trang của Lưu Diệc Phi trong "Câu chuyện Hoa Hồng"

(LĐTĐ) Qua 1/4 chặng đường phát sóng, "Câu chuyện Hoa Hồng" liên tiếp trở thành đề tài hot trên các trang mạng xã hội, đặc biệt phần trang phục của nữ chính Lưu Diệc Phi gây chú ý vì quá đẹp.
Hé lộ đội ngũ sản xuất âm nhạc đứng sau những bản hit “làm mưa làm gió” Vpop thời gian qua

Hé lộ đội ngũ sản xuất âm nhạc đứng sau những bản hit “làm mưa làm gió” Vpop thời gian qua

(LĐTĐ) Được xây dựng và phát triển theo định hướng sản xuất âm nhạc vừa chuyên nghiệp, vừa sáng tạo và đón đầu xu hướng thế giới, đội ngũ của S.HUBE từng bước tạo dấu ấn trên thị trường nhạc Việt.
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch trẻ Kickboxing miền Nam

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch trẻ Kickboxing miền Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 16-22/6, tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Giải vô địch trẻ Kickboxing miền Nam. Giải do Cục Thể dục Thể thao phối hợp với Liên đoàn Kickboxing Việt Nam, Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Thua Iraq, Việt Nam dừng bước ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026

Thua Iraq, Việt Nam dừng bước ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026

(LĐTĐ) Rạng sáng 12/6, đội tuyển Việt Nam đã thua 1-3 trước đội tuyển Iraq ở lượt trận đấu cuối cùng tại bảng F, qua đó dừng bước ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động