Vĩnh biệt nhạc sĩ Phú Quang, người nghệ sĩ nặng lòng với Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng nay (8/12), vào lúc 8h45, nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời ở tuổi 72 sau gần hai năm nằm viện vì biến chứng bệnh tiểu đường.
Phú Quang và "Dương cầm lạnh" Ta còn em mùi hoàng lan...

Nhạc sĩ Phú Quang lâm bệnh nặng hồi giữa năm ngoái. Ông phải dùng máy thở, nằm trong phòng vô trùng. Theo nghệ sĩ Trinh Hương - con gái ông, nghệ sĩ phải ăn qua ống xông, yếu sức nhưng ông vẫn nhận ra người thân. Hồi tháng 7, gia đình tổ chức tiệc sinh nhật cho Phú Quang, khi đó, ông vui vì được nhận hoa và quà.

Gần đây, sức khoẻ nhạc sĩ ngày một diễn biến xấu và không qua khỏi sáng nay. Nữ ca sĩ Ngọc Anh, thành viên nhóm nhạc 3A một thời và là một trong những người hát nhạc Phú Quang hay nhất, đăng lên trang cá nhân dòng trạng thái buồn bã: "Rồi cuối cùng người cũng bỏ ta đi, vớt vãi mãi còn câu ca ở lại. Tạm biệt chú thương yêu của cháu. Tạm biệt người nhạc sĩ tài hoa của những bản tình ca không bao giờ tắt! Hẹn kiếp sau cháu vẫn sẽ ngân mãi những nốt nhạc thiết tha này".

Vĩnh biệt nhạc sĩ Phú Quang, người nghệ sĩ nặng lòng với Hà Nội
Nhạc sĩ Phú Quang ra đi ở tuổi 72 (Ảnh: CTV)

Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Phú Thọ, quê gốc ở Hà Nội. Năm lên 5 tuổi, ông trở về Hà Nội, ở tại ngôi nhà ở phố Khâm Thiên. Đài tưởng niệm Khâm Thiên hiện nay chính là vị trí căn phòng trước đây của ông. Nhạc của Phú Quang chủ yếu là tình ca, những bài hát trữ tình viết về Hà Nội.

Trong một dịp phỏng vấn Phú Quang, bên ly trà nóng trong tiết se lạnh của Hà Nội, nhạc sĩ Phú Quang cho biết: "Tôi chưa bao giờ hết yêu Hà Nội cả. Nếu không có Hà Nội thì không có âm nhạc của Phú Quang ngày hôm nay. Trong khoảng thời gian tôi ở Sài Gòn, tôi đã rất nhớ nhà, nhớ Hà Nội đến quay quắt. Trong giai đoạn này, có rất nhiều sáng tác hay về Hà Nội như “Em ơi Hà Nội phố”, “Im lặng đêm Hà Nội”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, “Hà Nội ngày trở về”, “Chiều phủ Tây Hồ”, “Nỗi nhớ mùa đông”, “Khúc mùa thu”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Tôi muốn mang hồ Gươm đi”… đều ra đời trong khoảng thời gian này. Đúng là phải cảm ơn Sài Gòn rất nhiều, nhờ những năm tháng đó mà tôi đã có nhiều sáng tác như vậy".

Nhạc sĩ Phú Quang làm show từ năm 1987, năm nào cũng có 2 show, 1 show ở Sài Gòn, 1 show ở Hà Nội. Từ hồi ra Hà Nội thì năm nào cũng vài show, mỗi show có khi 4 đêm diễn. Giá vé thường khá cao, thậm chí phe vé họ bán lên 18 triệu đồng/cặp mà vẫn có người mua. Không dễ gì khán giả bỏ ra số tiền lớn như vậy chỉ để xem một đêm nhạc. Nhiều người hỏi, ông làm thế nào bán vé nhanh thế. Nhiều nghệ sĩ chật vật cũng chỉ bán được 1/3 vé, ông làm những 4 đêm thì đều cháy vé. Nhạc sĩ Phú Quang thấy bản thân mình may mắn khi được khán giả thương, quý nên người ta đến với mình.

"Nhiều khán giả ở tận Sài Gòn, miền Trung, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… cứ biết đêm nhạc Phú Quang là mua vé không bỏ sót buổi nào. Nhiều đêm diễn phải ra chào khán giả đến mấy lần vì họ không chịu về. Nghệ thuật rất công bằng, nếu anh nói hay nhưng chỉ cần diễn sau ba phút là có biết hay hay không. Tôi có nguyên tắc, làm kinh doanh hay làm nghệ thuật thì đều phải tốt, trân trọng khán giả thì khán giả sẽ tìm đến với mình", nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ.

Chẳng phải vô tình mà Phú Quang được mệnh danh là nhạc sĩ của Hà Nội, bởi những dấu ấn và phong vị Hà Thành in dấu đậm nét trong rất nhiều các sáng tác của ông. Đó là những góc nhỏ con đường, là thoáng heo may bất chợt, là mặt hồ sương trắng mùa đông, là cơn mưa rào đầu hạ... Trong những sáng tác của Phú Quang, Hà Nội khiến ông khắc khoải với những ca từ không bao giờ cũ. Tất cả, tất cả đều mang hơi thở của một Hà Nội trong tâm tưởng, của một thời quá vãng xa xôi...

Nhắc đến Phú Quang, người ta còn dễ dàng hình dung ra một người nhạc sĩ luôn cặm cụi kiếm tìm thanh âm bên những phím dương cầm. Cây đàn piano đã trở thành một người bạn tri kỷ của ông trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình, mặc dù ông xuất thân là một nghệ sỹ biểu diễn kèn Corno và chỉ huy dàn nhạc giao hưởng. Những sáng tác của ông cũng luôn ẩn hiện đâu đó thanh âm và cả hình ảnh của "người bạn tri kỷ" ấy: "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ", "chờ em đường dương cầm khuya"...

Chinh phục khán giả bằng tài năng và tâm huyết với nghề, nhạc sĩ Phú Quang ra đi là một mất mát lớn cho nền âm nhạc nước nhà, để lại niềm thương tiếc với nhiều nghệ sĩ khán giả và những ai yêu mến ông.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

Ứng xử đẹp với di tích nhìn từ mô hình kiểu mẫu xã Dương Xá

(LĐTĐ) Từ năm 2023 đến nay, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đón hàng nghìn khách tới tham quan, làm lễ, đặc biệt là các chuyến tham quan về nguồn tìm hiểu các di tích lịch sử của người dân. Đó là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện trong thực hiện mô hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động