Việt Nam nằm trong 30 nước xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới: Tự tin hướng đến cột mốc 1.000 tỉ USD năm 2025
Nhiều điểm nhấn nổi bật trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030 Dự báo xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 780 tỉ USD năm 2022 |
Bốc dỡ hàng hóa tại Cảng Tân Cảng - Cát Lái (TPHCM). Ảnh: Anh Tú |
Xuất khẩu cao kỷ lục
Tháng 12.2022 có một sự kiện rất đặc biệt với ngành thuỷ sản Việt Nam. Đó là lễ mừng xuất khẩu thuỷ sản đạt con số cao kỷ lục 10 tỉ USD. Thành tích ấn tượng này đã đưa ngành thủy sản trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, chiếm trên 7% thị phần trên thị trường thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.
Năm 2022, ngành gạo đặt mục tiêu xuất khẩu 6,3 triệu tấn, trị giá 3,3 tỉ USD, nhưng đến hết tháng 10 đã đạt 6,1 triệu tấn, thu về gần 3 tỉ USD. Đối với lĩnh vực sản xuất, mục tiêu xuất khẩu 25 tỉ USD của giày dép - túi xách cũng đã rất gần. Trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép - túi xách đạt trên 23 tỉ USD.
So sánh kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm. Biểu đồ: Bích Hà |
Tại cuộc họp đầu tuần này với các công ty thành viên, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thông báo tin vui rằng, "các kỷ lục trong năm 2021 của Tập đoàn đã bị vượt qua chỉ sau 9 tháng đầu năm. Còn cả năm thì vượt xa".
Cần phải nhớ rằng, sau nhiều năm liên tiếp thua lỗ, năm ngoái là năm kỷ lục của Vinachem khi lần đầu trong 50 năm lịch sử, doanh thu hợp nhất xấp xỉ 50.000 tỉ đồng và lợi nhuận toàn tập đoàn đạt gần 4.000 tỉ đồng. Thế nhưng ngay cả trên cái nền cao ấy, kết quả năm nay còn vượt trội.
Số liệu cập nhật đến giữa tháng 12 cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu toàn Tập đoàn dự kiến đều vượt 60.000 tỉ đồng, tăng lần lượt 20% và 13% so với năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế năm 2022 ước lãi hơn 6.000 tỉ. Đặc biệt, khối các đơn vị thuộc danh mục các đại dự án thua lỗ ngành Công thương góp tới 2.645 tỉ đồng lợi nhuận, tăng 40% so với thực hiện năm 2021.
Theo xếp hạng được công bố mới đây của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu trong những năm gần đây. Đáng chú ý trong khi thứ hạng của các nước ASEAN không tăng thì thứ hạng của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong vài năm gần đây.
Cụ thể, trong năm 2021 Việt Nam có giá trị xuất khẩu hàng hóa xếp vị trí thứ 23 trên thế giới, giá trị nhập khẩu hàng hóa xếp vị trí thứ 20 trên thế giới. Kể từ năm 2019, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong khối ASEAN về giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, vượt qua Thái Lan, Malaysia, chỉ xếp sau Singapore về tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa.
Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông sản trong 11 tháng năm 2022. Biểu đồ: Bích Hà |
Vì sao xuất nhập khẩu cao kỷ lục?
Trao đổi với Lao Động, PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, chúng ta may mắn có 3 quý tăng trưởng "thần tốc" để nhiều ngành hàng về đích sớm so với kế hoạch.
Trong đó, Việt Nam có một hệ thống doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa có năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu tốt, trong bối cảnh thế giới đứt gãy nguồn cung cả về nguyên liệu và sản xuất, gây ra thiếu hụt các loại hàng hóa, chúng ta đã mở cửa đúng lúc, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tìm kiếm thị trường mới.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, kết quả xuất nhập khẩu trong thời gian qua là minh chứng cho thấy doanh nghiệp Việt đã và đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Đơn cử, với Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau 3 năm thực thi, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối tăng trưởng lên đến 75-100%. Nhóm điện thoại và linh kiện, nhóm điện tử và máy vi tính, máy móc, phụ tùng, dệt may, da giày… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khu vực này.
Theo nhận định của các chuyên gia và tổ chức quốc tế, kết quả ấn tượng của các doanh nghiệp lớn, nhất là đều thuộc khối sản xuất, đã tạo động lực cho tăng trưởng Việt Nam năm 2022, với con số dự kiến lên đến 8%, cao nhất kể từ 2007.
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, chia sẻ: "Chúng tôi tiếp tục giữ nguyên tăng trưởng Việt Nam cả năm nay trong khi nhiều quốc gia khác bị điều chỉnh giảm. Ngoài động lực tăng trưởng truyền thống như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại... thì nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc đã hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh và bền vững. Đây cũng là điểm khác biệt của Việt Nam so với các quốc gia ở Châu Á.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) dự báo, mặc dù tốc độ XNK có chậm chút ít so với tốc độ ổn định cả năm, nhưng năm 2022 kim ngạch XNK sẽ đạt kỷ lục mới với khoảng 780 tỉ USD.
"Đây là bước đệm để Việt Nam đạt con số kỳ vọng khoảng 1.000 tỉ USD kim ngạch XNK vào năm 2025” - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nói.
ThS Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam cũng đánh giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là động lực chủ yếu đề thúc đẩy XK. Mặt hàng chế biến chế tạo và công nghệ cao vẫn là nhóm hàng chủ lực. Bên cạnh đó, có sự chung sức của nhóm hàng dệt may và nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt, trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, thì XK gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản, cà phê, caosu, sắn, gạo, rau quả... đang mang lại giá trị thặng dư lớn về hoạt động thương mại năm 2022.
Vẫn còn nhiều khó khăn cần vượt qua Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kết quả phát triển kinh tế năm 2022 rất đáng phấn khởi so với những khó khăn mà chúng ta đã trải qua. Tuy nhiên, thời gian tới cũng đặt ra nhiều thách thức ở nội tại và bên ngoài; doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Do đó, năm 2023 là năm phải thực thi các hành động một cách mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời và đầy đủ các giải pháp đã đề ra. Cần bám sát những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc. Một trong những vấn đề đó là cơ chế, thể chế. Cần tập trung giải quyết các vấn đề căn cơ như vấn đề đầu tư công. Giải quyết các vấn đề phát sinh mới, vướng mắc tránh những giải pháp đột ngột, không dự báo trước được khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc thích ứng, chuyển hướng. "Chúng ta cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và cần quan tâm đặc biệt đến sự minh bạch và công bằng, hướng tới chất lượng cao hơn không chỉ đơn thuần là giải quyết các thủ tục hành chính. Sự tham gia này không chỉ của mỗi Nhà nước mà có trách nhiệm của tất cả các chủ thể. Bản thân doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm, đây là cơ hội, là thời cơ để bứt phá", ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh. |
Theo CƯỜNG NGÔ/Laodong.vn
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Cập nhật tỷ giá sáng 25/12: Đồng USD giữ vững đà tăng
Thị trường 25/12/2024 09:36
Cập nhật giá vàng sáng 25/12: Đồng loạt sụt giảm
Thị trường 25/12/2024 09:28
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Thị trường 25/12/2024 07:43
Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan
Thị trường 24/12/2024 16:42
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Thị trường 24/12/2024 11:38
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Thị trường 24/12/2024 08:47
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20