Việt Nam cần làm gì để tránh làn sóng bùng phát thứ 2 dịch Covid-19?
Đại dịch Covid-19 đã chứng minh sức bền của kinh tế Thủ đô | |
Dịch Covid-19 ngày 21/6: 66 ngày không có ca mắc mới ở cộng đồng, bệnh nhân 91 sắp được về nước | |
Nhà báo trên tuyến đầu chống dịch |
Đến ngày 24/6, đã 69 ngày Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong khi nhiều nước trên thế giới vẫn chưa khống chế được dịch Covid-19, điều này đã thể hiện việc phòng chống dịch của nước ta vẫn đảm bảo, đồng thời khẳng định nỗ lực rất lớn của ngành y tế nước ta.
PGS Nguyễn Huy Nga cũng cho rằng, Việt Nam đang làm tốt việc ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập bằng việc cách ly tất cả người về từ nước ngoài. Các ca bệnh mới được ghi nhận đều là người nhập cảnh, được cách ly ngay nên không có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần cảnh giác hơn nữa với các nguồn lây nhiễm dịch Covid-19 từ bên ngoài. |
Tuy nhiên, hiện chính quyền địa phương một số nơi và người dân đã có dấu hiệu chủ quan, thờ ơ với dịch bệnh. Một số địa phương không thực hiện nghiêm ngặt những hướng dẫn giám sát, phòng bệnh trong tình hình mới. Người dân chủ quan không còn đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ, không thực hiện rửa tay sát khuẩn...
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế), sự chủ quan lúc này được cho là nguy hiểm bởi dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, đồng nghĩa nguy cơ với Việt Nam vẫn luôn tồn tại. Ông Phu cho rằng, diễn biến Covid-19 tái bùng phát ở Trung Quốc và tại một số nơi như Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) các ca nhiễm có dấu hiệu tăng đột biến trở lại chính là cảnh báo, bài học cho nước ta.
“Dịch Covid-19 ở Bắc Kinh trước đây không bùng phát mạnh như Vũ Hán, mà xuất hiện các ca bệnh, ổ dịch nhỏ và đã dập được ngay. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng không có ca mắc mới trong cộng đồng, người dân tưởng chừng có thể yên tâm về dịch bệnh thì một đợt dịch Covid-19 mới lại bùng phát. Đây là bài học cho Việt Nam. Chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn giám sát và phòng dịch, để Việt Nam không tái bùng dịch như Bắc Kinh”- ông Phu cho biết.
Ông Phu cũng cho rằng, các ca mắc Covid-19 mới trong thời gian gần đây tại Việt Nam đều là những ca đã được cách ly ngay khi nhập cảnh nên không đáng lo ngại, song Việt Nam cần cảnh giác hơn nữa với các nguồn lây nhiễm từ ngoài vào.
(Ảnh minh họa) |
Theo các chuyên gia, trong đại dịch Covid-19, vai trò của y tế dự phòng rất quan trọng. Nếu chúng ta không làm tốt công tác này cũng như các biện pháp quyết liệt ngay từ những ngày đầu, nhiều tình huống xấu hơn như có ca tử vong, vỡ trận hệ thống như một số nước đã có thể xảy ra. Ông Phu cho rằng, trong thời gian tới, cần đầu tư nhân lực, máy móc và các cơ sở vật chất từ trung ương đến địa phương để công tác y tế dự phòng tốt hơn.
“Các bệnh hô hấp như Covid-19 phụ thuộc vào con người, nếu làm tốt dịch sẽ được khống chế, nếu không tốt, dịch sẽ bùng lên”- ông Phu chia sẻ.
Cũng theo PGS Nguyễn Huy Nga, cần phải luôn luôn có sự chủ động, để có thể có những giải pháp đúng đắn như ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch... Hiện nay, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 lưu hành trong cộng đồng mà chỉ xuất hiện các ca bệnh nhập cảnh vào Việt Nam. Vì vậy, trong tình hình mới, nước ta cần làm tốt việc duy trì kiểm soát chặt với bên ngoài và phát hiện sớm ca bệnh trong cộng đồng (nếu có) bằng cách tăng cường giám sát, đặc biệt là những ca có triệu chứng như sốt, ho, khó thở... Khi phát hiện cần khoanh vùng ngay, tránh lây lan.
Người nhập cảnh cần cách ly đủ 14 ngày. Các chuyên gia đến Việt Nam làm việc cần được tổ chức lưu trú một nơi riêng biệt, đảm bảo giãn cách 2 m khi hội họp, xét nghiệm hai ngày một lần. Người dân cũng cần tuân thủ phòng dịch trong điều kiện "bình thường mới" như đeo khẩu trang nơi công cộng và nơi có nguy cơ, rửa tay, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế.
Theo Minh Khánh/VOV.VN
https://vov.vn/xa-hoi/viet-nam-can-lam-gi-de-tranh-lan-song-bung-phat-thu-2-dich-covid19-1063014.vov
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39