Vì sao phải tăng giá dịch vụ y tế

Vì sao phải điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế, tăng giá dịch vụ y tế liệu rằng chất lượng phục vụ có tăng lên…là những vấn đề nóng, nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội.
Đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng

Trong Chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” tối ngày 1/11, những vấn đề nêu trên đã lần lượt được đề cập và PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế đã có câu trả lời để giải đáp những thắc mắc của người dân.

Vì sao phải tăng giá dịch vụ y tế
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời trong Chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” tối ngày 1/11.

Trước tiên là căn cứ vào đâu mà sắp tới giá của 1.800 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng lên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn những căn cứ pháp lý liên quan đến Luật Bảo hiểm y tế, Nghị quyết Trung ương số 63, Nghị định 16 của Chính phủ liên quan đến vấn đề nêu trên.

Ngoài những căn cứ pháp lý, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, nếu không tính giá dịch vụ đúng, đủ thì chất lượng dịch vụ y tế sẽ không thể tăng lên. Vì vậy, theo Bộ trưởng, trả giá dịch vụ y tế đúng với giá trị thực của nó mới tạo ra được giá trị thực của chất lượng khám chữa bệnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phân tích, giá dịch vụ y tế bao gồm 7 yếu tố chính với các chi phí trực tiếp như thuốc, vật tư tiêu hao điện, nước, xử lý chất thải, sửa chữa, bảo hành, bảo trì cũng như lương, phụ cấp, khấu hao tài sản cố định, đào tạo nghiên cứu khoa học.

Vì sao phải tăng giá dịch vụ y tế
Dự kiến tháng 11, tất cả các bệnh viện trên cả nước
sẽ áp dụng cùng mức giá. Ảnh minh họa: N.P.

Hiện nay, giá dịch vụ y tế mới tính 3/7 yếu tố, ở một số địa phương chỉ đạt 60 - 70% giá trị thực trong 3 yếu tố đó. Vì thế, liên Bộ đã xây dựng điều chỉnh giá dịch vụ thống nhất các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc với 1.800 giá dịch vụ và chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh và tiền giường sẽ phân ở các hạng bệnh viện khác nhau.

Như vậy, theo lộ trình, trước mắt chỉ điều chỉnh giá dịch vụ đối với những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), chưa phải với người chưa có thẻ BHYT. Như vậy, khi điều chỉnh giá dịch vụ thì người nghèo sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Tác động lớn nhất trong việc điều chỉnh này là đối với người chưa có thẻ BHYT.

Tiếp đến, thay vì phải bao cấp nhưng chi phí chưa được tính vào giá cho cả người giàu và người nghèo thì dùng tiền đó để mua thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và những đối tượng chinh sách xã hội khác. Như vậy cũng làm tăng thêm quyền lợi cho những người nghèo, người diện chính sách và những đối tượng cần được bảo trợ khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ nhằm mục đích tính đủ chi phí trực tiếp mà việc điều chỉnh này đã ban hành từ năm 2012 đến nay vẫn chưa đủ, cộng thêm phụ cấp đặc thù như tiền trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật. Từ năm 2016 thì giá đó cộng thêm tiền lương của người lao động và đến năm 2020 thì phải đính đúng 7 yếu tố giá dịch vụ đó.

Vì sao phải tăng giá dịch vụ y tế
Tất cả bệnh viện cả nước cùng áp dụng một khung giá dịch vụ y tế,
khoảng 1.800 dịch vụ kỹ thuật điều chỉnh tăng chi phí.

Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế:

Đến năm 2016: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. - Đến năm 2018: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý.

Đến năm 2020: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Trả lời câu hỏi: Khi tăng giá dịch vụ y tế thì chất lượng dịch vụ có tăng hay không?. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, khi điều chỉnh giá dịch vụ tăng lên theo phương hướng tính đúng, tính đủ thì chắc chắn là chất lượng dịch vụ y tế sẽ tăng lên. Khi giá dịch vụ tính đúng, tính đủ thì các bệnh viện mới có đủ nguồn để chi phí trực tiếp và các chi phí khác thì chất lượng khám chữa bệnh bắt buộc phải tăng lên và có điều kiện để đầu tư máy móc và mua đủ trang thiết bị, không bắt buộc người dân phải đi mua bổ sung thêm phần mà không được tính.

Thêm nữa, khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, trong đó tính tiền phụ cấp đặc thù cũng như tiền lương thì phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế vì thu nhập của họ đã được cải thiện và tăng thêm để tái tạo sức lao động. Như vậy, trách nhiệm tăng thêm và khi bệnh viện tự chủ sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập, nên bắt buộc bệnh viện phải nâng cao chất lượng thì mới thu hút bệnh nhân.

Bệnh viện nào phục vụ tốt thì công ty bảo hiểm mới ký hợp đồng. Khi cán bộ y tế được trả lương từ nguồn thu của BHYT thì bắt buộc phải đổi mới toàn bộ để phục vụ và đổi mới tư duy từ chỗ ban ơn trở thành người phục vụ bệnh nhân và coi bệnh nhân là trung tâm của sự phục vụ và chúng tôi cũng hi vọng rằng việc này không thể một sớm một chiều, nhưng chắc chắn là chất lượng dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Thu Hương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá  Việt Nam

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026).
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024 với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng ngày 4/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) dự kiến sẽ công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam, U23 Việt Nam vào ngày chiều nay (3/5).

Tin khác

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ ngày 27/4 đến 1/5/2024), đã có gần 8.000 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú; tổng số bệnh nhân khám cấp cứu, tai nạn giao thông là 1.990 người.
Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

(LĐTĐ) Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người tử vong và bị thương. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 170 trường hợp mắc tay chân miệng.
Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã ra thông báo có 346 nhà thuốc, quầy thuốc tổ chức bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

(LĐTĐ) Xuất hiện nốt sẩn đen dưới lòng bàn chân trái 10 năm nay, chị C.T.H.N chỉ nghĩ là nốt ruồi. Gần đây, thấy nốt ruồi bỗng phát triển to dần, bề mặt sần sùi, chị N đi khám và được phát hiện mắc ung thư hắc tố.
Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt, 2 người tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt, 2 người tử vong do sốc nhiệt

(LĐTĐ) Ngày 29/4, lãnh đạo UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thông tin về việc có hai người đàn ông trên địa bàn huyện đã tử vong do sốc nhiệt khi đi ra đường giữa thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.
Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn

Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn

(LĐTĐ) Nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn, đặc biệt nâng cao vai trò của trạm y tế xã.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động