Vì sao người đi bộ ngại đi qua hầm đường bộ?
Cầu vượt, hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị “lãng quên”? Người dân chưa mặn mà với cầu vượt, hầm đi bộ |
Chưa phát huy tác dụng
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cầu vượt, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp. Điển hình phải kể đến cầu vượt trên phố Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng.
Được đầu tư đến hàng chục tỷ nhưng các cây cầu vượt bộ hành vẫn chưa phát huy được tác dụng chủ đạo của mình. |
Khoảng 8h sáng, nút giao thông Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, chật cứng các loại phương tiện. Để thuận tiện cho người dân di chuyển, khu vực này được bố trí 2 chiếc cầu bộ hành không quá xa nhau. Tuy nhiên, thay vì đi lên cầu để đảm bảo an toàn, liên tục có người băng qua làn đường đông đúc dù đã có hàng rào chắn giữa hai bên đường.
Điều đáng nói, không chỉ có các bạn trẻ, mà ngay cả người già, thậm chí các gia đình có con nhỏ cũng tranh thủ “đi tắt”, trèo qua rào chắn hoặc tận dụng đoạn đường không có rào chắn để chọn cách di chuyển nhanh chóng hơn.
Anh Vũ Thanh Tùng (ở phố Tây Sơn) cho biết, mặc dù đường bên dưới đông đúc nhưng người đi bộ dường như không thích đi lên cầu vượt mà chỉ muốn băng qua đường cho tiện. Đã không ít lần, cả dòng phương tiện bị ùn tắc cục bộ chỉ vì vài người băng cắt qua đường bất chấp nguy hiểm.
Hàng ngày, cây cầu bộ hành tại khu vực cổng Bệnh viện Bạch Mai có rất đông người qua lại, đặc biệt là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có nhu cầu qua đường để tới các phòng khám, hiệu thuốc nằm trên đường Giải Phóng. Tuy nhiên, đã từ lâu, tại các lối lên, xuống, mặt cầu, chiếu nghỉ... của cầu vượt bộ hành đã bị một số cá nhân chiếm dụng làm nơi bán hàng, đón khách gây khó khăn cho người dân khi lên, xuống cầu. |
Trong khi đó, cầu vượt bộ hành gần Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) cũng thưa thớt người đi do đặt xa điểm lên xuống xe buýt khoảng 250 m. Vào giờ cao điểm buổi sáng, chốc chốc lại thấy một tốp người từ các điểm xe buýt hai bên đường cắt ngang dòng phương tiện đông đúc đang lưu thông để qua đường. Cầu vượt bộ hành đặt gần Học viện Ngân hàng (phố Chùa Bộc), cầu vượt bộ hành ngã ba Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của... cũng thường xuyên vắng hoe dù hằng ngày lượng học sinh, sinh viên, người dân đi qua đường này rất đông. Tương tự, một số cầu vượt bộ hành Vạn Phúc 2, Dương Nội, Văn Khê, cầu La Khê... cũng trong cảnh đìu hiu.
Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 50 cây cầu vượt bộ hành với nhiều hình thức kiến trúc khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cây cầu đều chưa phát huy được hiệu quả. Lượng người đi bộ sử dụng cầu vượt bộ hành khá thấp, kể cả vào giờ cao điểm khi các trường học tan trường, các công sở hết giờ làm. Do có ít người đi lại nên ở nhiều cây cầu bộ hành, người dân đã sử dụng làm nơi bán hàng rong, quán nước, nơi đỗ xe ôm, thậm chí là nơi xả rác...
Cùng cảnh với cầu vượt bộ hành, nhiều hầm bộ hành được xây dựng dọc tuyến đường mới như Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng... cũng ít người sử dụng. Thậm chí, tại hầm bộ hành Ngã Tư Sở, mặc dù được xây dựng sạch sẽ, đồng bộ hệ thống chiếu sáng... nhưng nhiều người vẫn thờ ơ. Theo quan sát của phóng viên, mặc dù trong hầm có đủ đèn điện, vệ sinh khá sạch sẽ nhưng nhiều chỗ vẫn bị ố, hoen gỉ. Trước cửa hầm, quán trà đá bày bán san sát, chắn ngang một phần lối xuống hầm, vào những ngày nắng nóng, khách ngồi uống nước cũng rất đông. Do ngại “phiền toái” nên rất ít người muốn đi qua.
Bạn Nguyễn Thị Hà, 20 tuổi chia sẻ: “Không phải em ngại qua hầm nhưng dưới đó khá vắng vẻ, thi thoảng còn có đối tượng lạ nằm vạ vật nghỉ ngơi. Hơn nữa, quán trà đá ở cửa hầm có nhiều thanh niên tụ tập, mỗi lần lên xuống phải tránh đường khiến em rất ngại đi qua”.
Có lẽ, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên băng qua đường đối với nhiều người đã trở thành “thói quen.” Mặt khác, hầm bộ hành khá dài và vắng, nhiều điểm không có bảo vệ quan sát, chỉ dẫn, các đối tượng xấu có cơ hội để lợi dụng cũng khiến nhiều người e ngại.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hiện nay các cây cầu bộ hành của Hà Nội đều có kết cấu đơn điệu, chủ yếu là kết cấu thép có mái che hoặc không có mái che, tính thẩm mỹ thấp. Do khoảng không xây dựng chật, hẹp nên các đường dẫn lên cầu thường dốc, gây khó khăn cho người đi bộ mỗi khi lên cầu. Việc chọn vị trí xây dựng cầu vượt trên địa bàn dành cho người đi bộ thường được bố trí ở những nơi chỉ để dễ xây dựng, không phải giải phóng mặt bằng nhiều, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân; gây ra hiện tượng nơi cần thì không có, nơi có thì không cần...
Bên cạnh đó, cầu bộ hành cũng chưa lưu tâm đến người tàn tật và an toàn sử dụng, các vị trí cũng chưa liên kết đến phương tiện giao thông trung chuyển khác như bến xe buýt, metro để khai thác sử dụng ở mức tối đa. Điều đặc biệt quan trọng, hiện nay Thành phố chưa có quy hoạch chi tiết hệ thống cầu vượt bộ hành. Công tác xây dựng cầu vượt mới chạy theo nhu cầu, chưa có định hướng và đón đầu nhu cầu.
Tại điều 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường... |
Đặc biệt, ý thức tùy tiện của người dân khi tham gia giao thông cũng là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến tình trạng này. Nhiều người vẫn có thói quen chọn đoạn đường ngắn nhất, vị trí thuận lợi nhất để đi dù gần đó có cầu vượt, hầm bộ hành. Trong khi đó, chế tài xử phạt người đi bộ không đúng nơi quy định đã có nhưng không đủ sức răn đe.
Để khắc phục tình trạng người dân thờ ơ với cầu vượt, hầm bộ hành, thời gian qua, Sở Giao thông Vận tải đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Sở cũng đưa nội dung giáo dục về an toàn giao thông vào các bậc học phổ thông để từng bước tạo ý thức, văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, Sở đề nghị với cơ quan chức năng nâng chế tài xử phạt, đồng thời mạnh tay xử lý người đi bộ không đúng nơi quy định.
Có thể hiểu, cầu vượt bộ hành là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trong các đô thị, đặc biệt tại thành phố có mật độ giao thông cao như Thủ đô Hà Nội. Hy vọng rằng, Thành phố sớm có biện pháp nhằm phát huy tác dụng của các cây cầu, tránh lãng phí, đảm bảo an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn minh đô thị./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42