Vì sao “bóng cười” vẫn còn đất sống?
Còn nhiều vi phạm
Theo cơ quan Công an, sau thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện như bar, vũ trường, karaoke được mở lại. Tuy nhiên, để nhanh chóng thu lợi nhuận cao, nhiều cơ sở đã lén lút bán “bóng cười”, “shisha” cho khách hàng. Mặc dù Công an các địa phương đã triển khai các tổ công tác liên ngành kiểm tra, yêu cầu ký cam kết, song, việc một số quán bar cho khách sử dụng “bóng cười”, “shisha” vẫn còn tồn tại.
Nhiều cơ sở kinh doanh vẫn bất chấp quy định, cho khách sử dụng “bóng cười” |
Trong đêm 22 rạng sáng 23/7, phóng viên đã có dịp theo chân Công an quận Hoàn Kiếm đột kích vào 22 quán bar trên địa bàn quận. Trong tiếng nhạc chát chúa, mùi khói thuốc đặc quánh, nhiều nam thanh nữ tú vẫn đang “phê” với những quả “bóng cười” khi cơ quan chức năng kiểm tra. Trong số 22 quán bar, cơ quan chức năng phát hiện 8 quán bar vi phạm quy định khi kinh doanh “bóng cười”, lực lượng chức năng thu giữ hơn 40 bình “khí cười”.
Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, chỉ trong 4 ngày cuối thàng 7 vừa qua (từ 28-31/7), các lực lượng đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội đồng loạt các mũi kiểm tra 43 lượt cơ sở kinh doanh mô hình quán bar, vũ trường trên địa bàn, phát hiện 13 cơ sở kinh doanh “bóng cười”.
Tương tự, tại quận Hai Bà Trưng, sau khi kiểm tra xử phạt hàng loạt cơ sở kinh doanh quán bar, karaoke bán “bóng cười” cho khách, cơ quan Công an đã phát hiện đường đi ngầm của những quả “bóng cười”. Tối 9/8, lực lượng liên ngành đã kiểm tra một địa chỉ được coi là đầu nậu chuyên cung cấp bình "khí cười" cho các quán bar, quán cà phê... ở Hà Nội. Cơ sở này nằm ở số nhà 6 ngõ 331 Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng thu giữ 80 bình khí cười. Chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ liên quan. Căn cứ hành vi vi phạm, lực lượng chức năng đã xử phạt chủ cơ sở 34 triệu đồng, trong đó 7,5 triệu đồng với lỗi “Không có đăng ký kinh doanh”, 22,5 triệu đồng lỗi “Không có giấy phép kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh” và 4 triệu đồng các lỗi vi phạm khác…
Theo cơ quan Công an, không chỉ xuất hiện tại các quán bar, karaoke, vũ trường… người sử dụng cứ có nhu cầu mua “bóng cười” là có thể gọi điện, nhắn tin trên mạng xã hội đặt mua số lượng mặt hàng này một cách dễ dàng. Bất chấp quy định và cả những tác hại của “bóng cười”, vì lợi nhuận cao nên không ít cơ sở vẫn lén lút kinh doanh. Thậm chí nhiều chủ quán karaoke, bar, cà phê đã công khai, ngang nhiên đăng thông tin trên mạng xã hội rao bán những combo “bóng cười” và đồ uống để khách vô tư lựa chọn, đặt bàn.
Chế tài chưa đủ răn đe
Từ năm 2019, Bộ Y tế từng có văn bản gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đồng ý với việc ngừng cho phép sử dụng khí Dinitơ Monoxit (N20 hay còn gọi là “khí cười”), cho mục đích vui chơi, giải trí. Dù đã được Hà Nội cấm sử dụng trong hoạt động vui chơi, giải trí, nhưng khí N2O lại nằm trong danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Thực tế là bằng nhiều cách khác nhau, “bóng cười” vẫn được tuồn vào thị trường, len lỏi khắp các quán trà chanh vỉa hè, quán cà phê, bar, vũ trường. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao cơ quan chức năng vẫn không xử lý triệt để việc kinh doanh “bóng cười” trong hoạt động vui chơi, giải trí và các “đầu nậu” kinh doanh trái quy định vẫn tồn tại, tái vi phạm?
Theo các chuyên gia pháp lý, Luật Phòng, chống ma túy, “chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện”. Theo định nghĩa này, hệ quả khi lạm dụng khí cười N2O chỉ đúng một tiêu chí, là “gây kích thích, ức chế thần kinh”. Chưa có tuyên bố trên cơ sở khoa học dùng N2O nhiều có thể dẫn tới nghiện. Do đó, chất này chưa được xếp vào dạng ma túy và tiền chất để có căn cứ xử lý hình sự các hành vi liên quan. |
Thiếu tá Phạm Mạnh Hà, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hoàn Kiếm, cho biết, theo quy định, “bóng cười” hiện chưa được xếp vào danh mục chất cấm, vì vậy nếu vi phạm kinh doanh khí không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ quan chức năng chỉ có thể xử phạt từ 23 - 25 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, và từ 53 - 55 triệu đồng đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi nhuận thu từ “bóng cười” có thể lên tới 100 - 200 triệu đồng mỗi tối. Chỉ cần nhìn vào các con số là có thể hiểu được vì sao mà các cơ sở này dù liên tiếp bị xử phạt vẫn cứ ngang nhiên tái phạm.
Là người trực tiếp tham gia các tổ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến “bóng cười” trên địa bàn quận, Đại úy Nguyễn Khắc Huy, cán bộ Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Hoàn Kiếm, cho rằng, không chỉ kiểm tra, xử phạt hành chính rồi… để đó, Công an quận Hoàn Kiếm cũng đề xuất tước giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở tái phạm nhiều lần. Tuy nhiên, đây cũng không phải giải pháp triệt để. Nếu cơ quan quản lý tước giấy phép kinh doanh thì ngay lập tức họ lại cho người khác đứng tên. Do vậy, một là đưa “bóng cười” vào danh mục chất cấm, hai là phải có điều kiện cụ thể trong kinh doanh mặt hàng này. Còn hiện tại, chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý.
Từ góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) nhìn nhận, “bóng cười” thực chất là một loại khí N2O (Dinitơ oxit hay nitrous oxide) được nén hoặc bơm vào quả bóng. Khí N2O thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ Lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất). Khí N2O (khí cười) là nguyên liệu không thể thiếu cho ngành sản xuất công nghiệp như ngành điện tử, sản xuất thực phẩm, sử dụng trong y tế... Tuy nhiên, hiện nay, khí N2O không nằm trong mục các chất ma túy được ban hành theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 60/2020/NĐ-CP). Còn trong lĩnh vực giải trí, Việt Nam chưa có quy định pháp lý về việc sử dụng khí N2O. Do đó, vấn đề cần quản lý hiện nay là hiện tượng sử dụng khí N2O sai mục đích tại các tụ điểm vui chơi giải trí.
Vì lợi nhuận và các cơ sở kinh doanh đã có các hành vi vi phạm như kinh doanh không có giấy phép, khai báo không đúng mặt hàng nhập khẩu, trà trộn khí N2O lẫn với các mặt hàng khác. Thiết nghĩ, cần thiết phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu khí N2O và ngăn ngừa hành vi sử dụng N2O cho mục đích vui chơi, giải trí./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Tin khác
Quyết liệt phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên
Longform 19/11/2024 23:01
Đối thoại giữa Đảng ủy, Ban Chỉ huy Công an quận Thanh Xuân và Công an phường
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 18/11/2024 13:46
Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng về chữa cháy tại trường học
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 15/11/2024 16:12
Công an huyện Mê Linh: Tăng cường vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 15/11/2024 15:47
Triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 13/11/2024 09:51
Tăng cường ngăn chặn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 11/11/2024 18:08
Phòng Tham mưu Công an thành phố Hà Nội tổ chức chương trình về nguồn tại Hà Giang
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 11/11/2024 15:31
Mạnh tay trấn áp các loại tội phạm có chiều hướng gia tăng cuối năm
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 06/11/2024 19:04
Công an thành phố Hà Nội ra mắt 2 tổ cảnh sát chữa cháy đặc biệt
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 06/11/2024 18:17
Hơn 3.000 học sinh, giáo viên ở huyện Đông Anh được tuyên truyền về pháp luật
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 06/11/2024 17:05