"Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid- 19"
Vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp cùng các tổ chức xã hội đã tổ chức Hội thảo khởi động dự án "Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid- 19" kết hợp trao quà và truyền thông giáo dục về phòng ngừa Covid- 19 cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong dại dịch Covid- 19 tại Hà Nội. Dự án được tài trợ bởi Tổ chức United Way Worldwide (UWW), Công ty 3M và Tổ chức Community Chest of Korea (CCK).
Đại dịch Covid- 19 đã và đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tại Việt Nam, sau khoảng 100 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, làn sóng Covid- 19 thứ 2 đã quay trở lại với số ca nhiễm tăng lên hàng ngày, gây khó khăn cho mọi hoạt động kinh tế-xã hội. Trong đó nhóm lao động nghèo, lao động không chính thức, lao động nhập cư, trẻ em và gia đình không có giấy tờ tuỳ thân đã và đang là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.
Bà Nguyễn Phương Linh- Viện trưởng MSD phát biểu khởi động Dự án |
Nhằm hỗ trợ phần nào cho các hộ gia đình gặp khó khăn, dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch Covid- 19, trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2020, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) triển khai dự án "Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid- 19". Được tài trợ bởi Tổ chức United Way Worldwide (UWW), Công ty 3M và Tổ chức Community Chest of Korea (CCK), dự án hướng tới cung cấp các gói hỗ trợ thực phẩm, vệ sinh và tuyên truyền giáo dục phòng tránh COVID-19 cho khoảng hơn 400 hộ gia đình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương với khoảng 1.000 – 1.200 người hưởng lợi. Tổng số tiền tài trợ của dự án là 78.500 USD, trong đó 50.000 USD đến từ Công ty 3M và 28.500 USD đến từ Tổ chức CCK.
"Không ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành một thông điệp đầy tính nhân văn, một nét đẹp thể hiện truyền thống "lá lành đùm lá rách" vốn có của người Việt. Trước khó khăn chung, có không ít cá nhân, tổ chức đã tổ chức các hoạt động từ thiện hỗ trợ cho các cá nhân, gia đình thiệt thòi. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều người nghèo chưa tiếp cận được nguồn hỗ trợ vì vô vàn những lí do khác nhau như thiếu giấy tờ tuỳ thân, tuổi cao sức yếu, tuổi nhỏ hoặc khuyết tật... Điều này dẫn tới hệ quả họ đã "ở lại phía sau" trong cuộc chiến đương đầu với dịch bệnh.
Để thực hiện dự án hiệu quả và tiếp cận đúng những người cần nhất, Viện MSD phối hợp với 15 tổ chức xã hội, mái ấm, tổ chức dựa vào cộng đồng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trực tiếp thăm và khảo sát các gia đình tại các khu vực khó khăn nhất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chưa từng tiếp nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào trước đây, từ đó lên danh sách và trao quà, cung cấp thông tin hướng dẫn phòng dịch và tiếp tục đồng hành cùng các tổ chức trong các hoạt động khác nhau để cùng vượt qua đại dịch. Đối tượng hỗ trợ của dự án rất đa dạng gồm trẻ em và gia đình không có giấy tờ tuỳ thân, vô gia cư, người khuyết tật, các gia đình trẻ bại não, người lao động nhập cư, người nhiễm HIV/AIDS...
Trao quà hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng Covid- 19 tại Hà Nội |
Chia sẻ về dự án, Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD nói: “Thông qua dự án "Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid- 19", MSD cùng Tổ chức United Way Worldwide, Công ty 3M, Tổ chức CCK và các tổ chức đối tác mong muốn được chia sẻ, góp phần giảm bớt gánh nặng cho những người đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch này. Hi vọng rằng, dự án này sẽ là một khởi đầu tốt đẹp để từ đây, MSD và các tổ chức đối tác có thể lan toả, nhân rộng mô hình này và hỗ trợ được nhiều hơn những người dễ bị tổn thương trong xã hội để đảm bảo hông ai bị bỏ lại phía sau.”
Bà Bùi Thị Lan, có 3 con đều là trẻ khuyết tật – một trong những hộ gia đình khó khăn nhận được gói hỗ trợ từ dự án chia sẻ: “Thật sự tôi không còn biết nói gì hơn ngoài hai chữ "Cảm ơn". Đợt dịch đầu tiên cuộc sống gia đình đã rất khó khăn. Hôm nay biết đến Dự án, tôi rất vui mừng vì mình được nhận thức ăn và đồ để phòng dịch, cũng biết cả những kiến thức để khỏi bị lây bệnh, tôi sẽ về nói lại với gia đình. Tôi rất vui mừng và biết ơn nhiều lắm”.
Cũng trong buổi Hội thảo khởi động, Dự án đã trao tặng cho 15 hộ gia đình đang sinh sống tại Hà Nội phần quà hỗ trợ bao gồm thực phẩm, thiết bị y tế, vệ sinh cơ bản và tài liệu giáo dục truyền thông nhằm phòng tránh lây nhiễm Covid- 19. Các phần quà này sẽ tiếp tục được trao tận tay đến hơn 400 hộ gia đình tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh 1 tháng/lần trong vòng 2 tháng từ tháng 8 – 10/2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21