Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy

(LĐTĐ) 76 năm đã trôi qua (1945-2021), những người con đất Việt vẫn không khỏi bồi hồi nhắc nhở nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử hào hùng dân tộc. Họ là những người suốt 76 năm qua lưu giữ vẹn nguyên những kỷ niệm về ngày Tết Độc lập đầu tiên; họ có thể là những người trẻ sinh ra trong hòa bình chưa từng biết đến chiến tranh, nhưng tất cả đều chung niềm tự hào, xúc động mỗi khi mùa thu Cách mạng lại về.
Từ mùa Thu năm ấy "Hà Nội mùa thu năm ấy" trong hồi ức của những nhân chứng lịch sử

Những ký ức không phai…

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một bước ngoặt lớn, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập – khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2/9 đã trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hào khí tháng Tám, đoàn kết xây dựng đất nước hùng cường (Ảnh tư liệu mít tinh kỷ niệm 70 năm thành lập nước)

Mùa thu năm 2021 đến với đất nước ta trong bối cảnh đặc biệt, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước làm ảnh hưởng và xáo trộn đời sống xã hội. Thế nhưng, bên cạnh việc chung tay cùng chính quyền phòng chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội nhằm đảm bảo “mục tiêu kép” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; trong thời khắc mùa thu tháng Tám lịch sử, sâu thẳm trong trái tim những người con đất Việt vẫn không khỏi bồi hồi nhắc nhở nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ở tuổi 93, cụ Trần Công Hợp (nguyên cán bộ, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) vẫn khá minh mẫn, đặc biệt khi chia sẻ về ký ức của những ngày tháng Tám năm 1945. Sinh năm 1928, tại phường Trần Tế Xương (thành phố Nam Định), trước Cách mạng tháng Tám, cụ Trần Công Hợp là cán bộ tiền khởi nghĩa tại Trung đoàn 101 Nam Định.

Nhắc lại không khí những ngày mùa thu lịch sử, không giấu được niềm xúc động xen lẫn tự hào khi những ký ức ùa về trong câu chuyện kể của người đàn ông đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm. Bằng giọng nói trầm ấm, những ký ức về mùa thu lịch sử được cụ Hợp kể rất đậm nét, rõ ràng như một thước phim quay chậm, đặc biệt là trong ngày Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc, ngày 2/9/1945.

Cụ Hợp nhớ lại: “Khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử qua đài phát thanh, chúng tôi đã bật khóc. Đó là những giọt nước mắt của niềm vui, niềm hạnh phúc sau bao năm đất nước chịu lầm than, chúng ta đã thực sự trở thành công dân của một nước độc lập, tự do. Bản Tuyên ngôn Độc lập kết thúc bằng lời thề “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững được quyền tự do, độc lập ấy”…

Thời điểm đó chúng tôi đã tự nhủ với lòng mình, dù không được trực tiếp hô vang lời thề độc lập, nhưng sẽ quyết tâm mang theo lời thề ấy trong tim để vượt qua khó khăn, gian khổ, góp sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc”.

Sau thời khắc lịch sử ngày 2/9/1945, trước yêu cầu của cuộc cách mạng, chàng trai trẻ Trần Công Hợp mang trong mình nhiệt huyết lại tiếp tục lên đường tham gia kháng chiến và trở thành cán bộ quân khu Việt Bắc (tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ)... Sau đó, cụ Trần Công Hợp tiếp tục được luân chuyển về công tác tại Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Dù trải qua nhiều vị trí công tác, nhiều giai đoạn lịch sử, nhưng mỗi lần nhớ lại về thời khắc mùa thu tháng Tám, cụ Hợp luôn cảm thấy một niềm xúc động, tự hào vô tận.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhắc về mùa thu tháng Tám cụ Trần Công Hợp luôn xúc động và tự hào.

“Tôi mang trong mình tinh thần, ý chí của lời thề độc lập ngày 2/9/1945 trong suốt chặng đường phấn đấu của mình. Dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, lời thề độc lập luôn là động lực để tôi hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và đơn vị giao phó. Đã là lời thề thì phải sống chết với nó, phải quyết tâm thực hiện và giữ vững lời thề. Tôi tin tất cả những người ở thế hệ chúng tôi, những người may mắn được nghe lời thề độc lập năm 1945 đều có chung tư tưởng ấy, tinh thần ấy”, cụ Hợp tâm sự.

Viết tiếp trang sử hào hùng

Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả của nhiều yếu tố. Trong đó, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã có chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt, nhận thức thời cơ và nắm bắt thời cơ để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Hôm nay đây, được sống trong hào khí của những ngày Cách mạng tháng Tám mỗi người dân lại bồi hồi, xúc động, xen lẫn niềm tự hào.

Đặc biệt, với thế hệ trẻ sinh ra thời kỳ hậu chiến, thì chiến tranh đã trở thành lịch sử. Song, đó là phần lịch sử không được phép lãng quên và không bao giờ được quên lãng. Ngày hôm nay, với lòng kính yêu và biết ơn vô hạn, thế hệ trẻ luôn biết ơn các chiến sĩ cộng sản kiên trung, các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các bậc lão thành cách mạng… đã cống hiến, hy sinh quên mình vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Bày tỏ về cảm xúc của mình, cô giáo Hà Uyên, giáo viên trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, là thế hệ thanh niên Việt Nam được sinh ra, lớn lên trong hòa bình chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám. Vì vậy, chúng tôi xác định thế hệ trẻ phải có trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, xung kích đi đầu, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

“Tôi thấy mình cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc tuyên truyền, gìn giữ và phát huy tinh thần bất diệt của cuộc cách mạng, để thế hệ học trò ngày nay có thể hiểu được những giá trị, những bài học mà cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại - những giá trị, những bài học đánh đổi bằng xương, bằng máu của không biết bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ cha anh”, cô giáo Hà Uyên bộc bạch.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Cô giáo Hà Uyên chia sẻ về cảm xúc mùa thu Cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, là trang sử vàng chói lọi của dân tộc, là biểu tượng cho sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân vì quốc gia, dân tộc. Là người thuộc lớp sinh ra sau thời chiến, bạn Thành Hưng (sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho biết, thế hệ trẻ chúng tôi thực sự may mắn khi được sinh ra trong thời bình, được đi học và được theo đuổi đam mê của tuổi trẻ và được hưởng thụ những thành quả to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám – đó là hạnh phúc.

“Là thế hệ trẻ, chúng tôi có trách nhiệm gìn giữ và phát huy tinh thần bất diệt đó, để không chỉ thế hệ chúng tôi, mà đến các thế hệ trẻ sau này nữa cũng sẽ hiểu được những giá trị, những bài học to lớn mà các bậc cha anh đã để lại. Qua đó, góp sức xây dựng đất nước ta ngày càng vững mạnh hơn, giàu đẹp hơn”, bạn Thành Hưng chia sẻ...

76 năm nhìn lại, thế hệ trẻ ngày nay càng hiểu hơn về sự kiện vĩ đại của những ngày mùa thu tháng Tám và thấy rõ hơn giá trị của độc lập, tự do, giá trị của hòa bình, thống nhất. Từ đó, thấy rõ trách nhiệm của giữ vững, phát huy tinh thần hào hùng ấy vào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

(LĐTĐ) Tháng 11 mang theo gió lạnh nhưng lại rất ấm áp với những kỷ niệm, niềm vui giản dị và sự kết nối tình thân. Hạnh phúc được là một hành trình khi có lòng biết ơn hiện tại và tận hưởng từng khoảnh khắc bình an.
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

(LĐTĐ) Phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã “khoác màu áo mới” với đa dạng các loại phụ kiện, đồ chơi độc lạ chào đón lễ hội hóa trang trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức khóa học “Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ”.
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 26 - 27/10/2024, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024 với chủ đề "Bên nhau, mình là Nhà".
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm pháp luật; các tên miền quốc tế có tỷ lệ lạm dụng cao (81%).
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được thành phố Hà Nội và các địa phương đặc biệt chú trọng. Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

(LĐTĐ) Theo chuyên gia khí tượng, nhiều khả năng do tương tác với không khí lạnh ở phía Bắc di chuyển vào phía Nam, khiến cho bão số 6 duy trì tương đối lâu trên biển trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng khu vực giữa và Nam Biển Đông hình thành một dải hội tụ nhiệt đới gây mưa kéo dài cho khu vực Trung Bộ; một số tỉnh có lượng mưa phổ biến từ 300-500mm trong vòng 3 ngày.
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Sáng nay (25/10), Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức Chương trình tư vấn chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, quyền của đồng bào dân tộc thiểu số cho 200 đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Trong hai ngày (23-24/10/2024), đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Chữ thập đỏ 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn tổ chức các chương trình trao quà hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra trên địa bàn với tổng trị giá 217 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động