Từ mùa Thu năm ấy

(LĐTĐ) Vua Lý Thái Tổ (tên thật là Lý Công Uẩn), là hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”.
Hà Nội: Cân nhắc kỹ lưỡng quy mô tổ chức 2 sự kiện lớn của Thủ đô
Hà Nội vinh danh 10 công dân Thủ đô ưu tú tại Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (năm 974). Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm, sinh ra ông ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). Năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp (Đình Bảng, Bắc Ninh).

Từ mùa Thu năm ấy
Lý Thái Tổ – vị vua đặt mốc son cho lịch sử Thăng Long

Từ khi còn bé ông đã nổi tiếng sáng suốt tinh anh, tuấn tú khác thường. Càng lớn, Lý Công Uẩn càng già dặn hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Sư Lý Khánh Vân dạy chữ nhưng cậu học một biết mười nên chẳng bao lâu sư Lý Khánh Vân cạn vốn chữ nghĩa đành phải gửi Lý Công Uẩn sang chùa Từ Sơn cho người em ruột là sư Vạn Hạnh nuôi và dưỡng. Sư Vạn Hạnh nổi tiếng uyên bác về văn chương nhận ngay ra Lý Công Uẩn có thể là bậc minh chủ trong thiên hạ bèn dốc lòng dạy dỗ. Khi Lý Công Uẩn trưởng thành, sư Vạn Hạnh tiến cử vào triều vua Lê Đại Hành và đến đời vua Lê Ngọa Triều được thăng tới chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, tức là chỉ huy đội quân bảo vệ kinh đô.

Ngọa Triều mất, chấp nhận lời yêu cầu của các quan, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra triều đại nhà Lý (năm 1009) thay thế nhà tiền Lê, lấy hiệu là Thái Tổ. Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968 - 979) và tiền Lê (980 - 1009) nằm ở vùng núi non hiểm trở với địa thế “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh thắng, thoái có thể bảo vệ) song vị vua 35 tuổi không muốn ở mãi nơi rừng xanh núi thẳm vì như vậy thì vua của một nước mà chẳng khác gì một tộc trưởng nên Ngài quyết định dời đô ra thành Đại La cũ.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, việc vương triều Lý ra đời là một sự kiện trọng đại, đánh dấu kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên phát triển chín muồi toàn diện của dân tộc và quốc gia, kỷ nguyên của các triều đại phong kiến Trung ương tập quyền. Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông quyết định chọn thành Đại La làm kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay.

Sáng 7/10/2004, UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng vua Lý Thái Tổ, người khai sáng kinh thành Thăng Long vào năm 1010. Tượng đài Lý Thái Tổ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao du lịch của Thủ đô, là nơi tổ chức các chương trình văn nghệ trong các dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước.

Trong “Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn viết: “Thành Đại La ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất nước, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương là nơi đô thành bậc nhất của đế vương”.

Trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sử gia Phan Huy Chú đã nhận định ông là vị vua giỏi của triều Lý: “Vua kính trời, yêu dân, lấy nhẹ tô ruộng, đặt ra phú dịch, cốt giữ lòng nhân hậu, trong nước yên ổn”. Ông mất năm 1028 sau 19 năm trị vì.

Trong “Đại Việt sử ký tiền biên”, sử gia Ngô Thì Sĩ đánh giá việc dời đô của Lý Công Uẩn như sau: “Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có, phía Tây thông với Sơn Tây,Tuyên Hưng, phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền Đông Nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng trạm là nơi bốn phương của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài. Có thể làm nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt không nơi nào hơn được nơi này... Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác mà trước tiên mưu tính việc định đô, đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể làm được. Một ông vua trẻ quyết dời đô là khát vọng muốn đưa Đại Việt tồn tại bình đẳng như các Nhà nước phong kiến khác trong khu vực và sẵn sàng chấp nhận đương đầu với giặc giã. Việc dựng kinh đô và đặt tên là Thăng Long chỉ là hành động cụ thể đưa Đại Việt lên một vị trí cao trong thiên hạ”.

Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”. Từ đây, vua Lý Thái Tổ dựng thành, chia lại khu vực hành chính trên toàn quốc, đổi 10 đạo thời Đinh - Lê thành 24 lộ, ở các vùng miền núi có châu, trại. Sự nghiệp đổi mới của vua Lý Thái Tổ là sự mở đầu và có hiệu quả lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc: Từ “Đổi mới triều đại đến đổi mới đế đô, đổi mới xã hội”, trong đó đổi mới đế đô là cơ bản.

Để ghi nhớ công lao lập quốc của vua Lý Thái Tổ, UBND thành phố Hà Nội đã chọn vị trí đẹp nhất trên phố Đinh Tiên Hoàng để dựng tượng Lý Thái Tổ. Dựng tượng vua Lý Thái Tổ rõ ràng không khó với các nhà điêu khắc nhưng để nó là tác phẩm nghệ thuật thật chẳng dễ. Tư liệu về việc dời đô dù thiếu nhưng cũng tạm đủ để các nhà điêu khắc hình dung. Tuy nhiên, vua Lý Thái Tổ mặt mũi ra sao, hình dạng thế nào câu hỏi không dễ trả lời. Hình ảnh vua chúa, tướng lĩnh, danh nhân các thế kỷ trước đều không có hình vẽ, tượng để lại, cũng không được mô tả kỹ lưỡng ngoài những dòng ca ngợi ngắn mang tính ước lệ, tượng trưng do tình cảm tôn vinh của người chép sử hoặc dân gian truyền lại. Khi viết về vua Lý Thái Tổ sử chép chỉ có mấy dòng “người khoan thứ, nhân từ” sẽ là “bậc minh chủ trong thiên hạ”.

Và rồi đúng 9 giờ sáng ngày 17/8/2004 (tức ngày 2/7/2004 âm lịch), UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khởi công công trình xây dựng tượng vua Lý Thái Tổ tại vườn hoa Chí Linh theo nghi thức truyền thống. Và cũng đúng 9 giờ sáng ngày 7/10/2004 (tức ngày 24/8/2004 âm lịch), UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng. Tượng đài Lý Thái Tổ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao du lịch của Thủ đô Hà Nội, là nơi tổ chức các chương trình văn nghệ trong các dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước. Cùng với Thủ đô ngàn năm văn hiến, quần thể di tích văn hóa tượng đài Lý Thái Tổ là một điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều người và những câu chuyện về nơi đây sẽ còn được nối dài và kể tiếp qua nhiều thế hệ./.

H. Phong – N.N.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động