Về thăm “Địa chỉ đỏ” tri ân các anh hùng liệt sĩ và giáo dục truyền thống
Tuổi trẻ Thủ đô tri ân những người anh hùng | |
Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Thành phố thăm, tặng quà gia đình thương binh huyện Thanh Trì | |
Hỗ trợ giáo viên là con liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn |
Một cơ duyên bất ngờ đã dẫn tôi đến "Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày" của cựu binh Lâm Văn Bảng và những người đồng đội, đúng ngày kỷ niệm Thương binh - Liệt sĩ 27/7/2020. Trong cuộc hành trình, tôi gặp được rất nhiều những vị khách đặc biệt. Họ là những cựu chiến binh về tìm lại kỷ niệm xưa, là người dân, là những cô cậu học trò đang đi ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Lặng lẽ theo nhau, chúng tôi dừng chân lại bên từng kỷ vật, chăm chú đọc những hàng chữ ngay ngắn, thẳng hàng. Với thế hệ trẻ như chúng tôi, sinh ra và lớn lên trong hòa bình, thật khó để diễn tả cảm xúc đến từ những câu thơ “Xin quý khách nhẹ chân một chút – Trong khu này có hồn của bạn tôi – Bao lớp người máu đổ xương rơi – Dâng Tổ quốc để đời đời hạnh phúc” ...
Du khách đến thăm Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy nơi đã trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cho bao lớp thế hệ mai sau. |
Bước qua cánh cổng sắt màu xanh, chúng tôi như đang ngược dòng thời gian để chứng kiến những câu chuyện sống động, bi hùng về những ngày tháng tù đày gian khổ nhưng kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng.
Đó có thể là câu chuyện về lá cờ Tổ quốc bằng máu của ông Nguyễn Thế Nghĩa – một cựu chiến binh ở Bắc Giang, hiến tặng cho bảo tàng. Khi trao tặng lá cờ này, ông Nghĩa rưng rưng, dặn dò ông Lâm Văn Bảng: “Đây là sinh mạng chính trị cả đời của tôi, trong lúc mọi người đang mưu sinh với cuộc sống, người ta xe hơi nhà lầu, tôi chỉ có lá cờ này như mạng sống của mình thôi…” .
Hay câu chuyện về sự độc ác của quân thù và sự bất khuất của chiến sĩ ta được tái hiện rõ trong từng hiện vật tại bảo tàng. Nằm lặng lẽ góc phòng trưng bày là những chiếc thùng phuy chỉ vừa một chiến sĩ ngồi, sau đó cai tù sẽ dùng búa gõ trên đỉnh hành hạ các chiến sĩ tới khi đinh tai nhức óc, trào máu mắt, máu miệng.
Một góc khác là những chiếc chuồng cọp, căn hầm cầm tù nhân hàng tuần không được tắm rửa... Hoặc cũng có thể là nguyên quả bom bi do máy bay Mỹ thả xuống ngã ba Đồng Lập năm 1967 được cựu binh Nguyễn Văn Sanh, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Hà Tĩnh sưu tầm rồi cất công mang ra Thủ đô để trao tặng bảo tàng.
Mỗi hiện vật, kỷ vật được trưng bày, lưu trữ tại đây tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng trong đó những kí ức, câu chuyện sống động, bi hùng về những ngày tháng tù đày gian khổ nhưng kiên cường, bất khuất của biết bao thế hệ cha ông ta. |
Với diện tích khoảng 2.000 m2, chia làm hai khu với 10 gian trưng bày, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đang trưng bày, lưu giữ hơn 5.000 tư liệu, hình ảnh, hiện vật tái hiện sự khốc liệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta và tinh thần bất khuất, kiên trung của các chiến sĩ cách mạng trong các nhà tù của thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai.
Một điều đặc biệt, có một không hai ở đây nữa, đó là 16 cán bộ, nhân viên bảo tàng phần lớn là chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, được rèn luyện trong quân ngũ, thử thách trong chiến đấu, tôi luyện khi đối mặt với kẻ thù, bản lĩnh vững vàng, một lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và Tổ quốc. Mọi người đều đến đây với tinh thần tự nguyện, như nhà của mình, thấy việc thì làm, mỗi người góp chút công sức như một sự tri ân với đồng đội đã hi sinh.
Hình ảnh chuồng cọp, căn hầm cầm cố tù nhân hàng tuần không được tắm rửa... được tái hiện tại bảo tàng. |
Khách về tham quan mà gặp bữa cơm trưa đều vui vẻ dùng bữa cơm đạm bạc cùng với các anh hùng liệt sĩ và cùng với các bác trong ban thường trực Bảo tàng. Hằng ngày, trong các bữa ăn đều có thêm đôi bát, đũa để mời hương hồn đồng đội cùng ăn. Gắp cho đồng đội rồi mới gắp vào bát của mình...
Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng đã trở thành điểm đến của nhiều đoàn khách tham quan, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, các đồng chí lão thành cách mạng và thân nhân các liệt sĩ… Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật, hiện vật của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày mà còn là nơi tái hiện lịch sử dân tộc, nơi giáo dục cho lớp trẻ về lòng tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống dân tộc mà không sách vở nào thay thế được.
Với sự tận tâm tận lực của ông Lâm Văn Bảng và những người đồng đội, những nhân chứng sống của một thời gian lao và hào hùng, “Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” đã làm rất tốt vai trò giáo dục truyền thống cách mạng tại địa phương, nhất là cho thế hệ trẻ, đoàn viên, thanh niên xã Nam Triều.
Một vài hình ảnh tại Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày trong ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7:
Cây đa do đồng chí Trương Tấn Sang trồng lưu niệm khi đến thăm bảo tàng. |
Đằng sau cánh cổng màu xanh du khách như được ngược dòng thời gian để chứng kiến những câu chuyện sống động, bi hùng về những ngày tháng tù đày gian khổ nhưng kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng. |
Những quả bom bi nguyên vẹn được các cựu binh từ khắp cả nước gửi về trưng bày tại bảo tàng. |
Khu trưng bày trại giam Phú Quốc "Những ký ức không thể nào quên". |
"Gậy đục răng" dụng cụ tra tấn của thượng sĩ Nhất Nhu tại trại giam tù binh Phú Quốc. |
"Tấm gi lát" thấm đẫm máu và mồ hôi của biết bao chiến sỹ cách mạng. |
Du khách thập phương đến thăm quan bảo tàng. |
Trải qua 14 năm xây dựng và hoàn thiện, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” đã làm rất tốt vai trò giáo dục truyền thống cách mạng tại địa phương, nhất là cho thế hệ trẻ, đoàn viên, thanh niên xã Nam Triều. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52