Hỗ trợ giáo viên là con liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
‘Gỡ vướng’ cho giáo viên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 | |
Mơ... một mái nhà! | |
Ý nghĩa nhân văn từ chương trình “Máy tính cho em” |
Được biết, cô giáo Nguyễn Thị Thư sinh năm 1967 trong gia đình có hai chị em gái, bố là liệt sĩ, chị gái đi lấy chồng xa. Thương mẹ già ốm đau, vất vả, cô giáo Thư đã quyết định không lấy chồng để được ở bên phụng dưỡng mẹ. Dẫu vậy, niềm khát khao được làm mẹ và có một mái ấm gia đình hạnh phúc vẫn luôn rực cháy trong trái tim cô giáo.
Năm 2015, khi biết về hoàn cảnh đáng thương của bé trai Nguyễn Đắc Trung không có ai chăm sóc, cô giáo Thư đã lặn lội về Hòa Bình xin đón bé về nhận làm con nuôi.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà đế nhà động viên và trao hỗ trợ cho cô giáo Nguyễn Thị Thư. |
Những tưởng cánh cửa hạnh phúc đã mở ra để chào đón cô giáo nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, năm 2017, cháu Trung phát hiện bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn - một bệnh rối loạn miễn dịch, trong đó có sự bất thường về đông máu. Từ đó đến nay, định kỳ hàng tháng, hai mẹ con cô giáo Thư lại dắt nhau đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để khám, điều trị và truyền máu khi cấp thiết. Ngoài ra, bất kể khi nào con có các biểu hiện của bệnh như sốt, chảy máu cam, người có nốt bầm tím, cô giáo Thư phải thuê xe đưa cháu đi bệnh viện ngay.
“Nhiều khi trời mưa gió hay đêm hôm rét mướt, con sốt mà không tìm được người đưa đi viện, tôi cảm thấy bất lực vô cùng. Lúc đó chỉ ước mình có một chiếc xe máy để chở con đi nhưng ước mơ đó quả thực với tôi quá xa vời. Bác sĩ nói, căn bệnh này sẽ theo con suốt đời. Điều đó đã từng làm tôi suy sụp, nhưng không vì thế mà tôi bỏ cuộc, tôi sẽ cố gắng hết sức để đồng hành cùng con chiến thắng bệnh tật” - cô giáo Thư giãi bày.
Hàng tháng, tất cả các khoản chi cho cháu Trung đã ngốn hết hơn 2/3 tiền lương giáo viên mầm non. Trong khi đó, bản thân cô giáo cũng đau ốm triền miên. Căn bệnh rối loạn tiền đình, đau thần kinh tọa khiến cô giáo Thư không có đủ sức khỏe để đi làm các công việc khác kiếm thêm thu nhập nên mức lương 6 triệu đồng/tháng có khi không đủ để trang trải tiền viện phí, thuốc thang và cuộc sống sinh hoạt của hai mẹ con.
Có lẽ cũng vì vậy mà căn nhà hai mẹ con cô giáo Thư sinh sống bao năm nay không được tu sửa và đang ngày càng xuống cấp. Căn nhà rộng chừng 30m² được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước, nằm lọt thỏm giữa những dãy nhà cao tầng. Mỗi khi trời mưa, nước lại lênh láng từ ngoài sân vào đến nền nhà, kéo theo mùi hôi hám, ẩm thấp. Toàn bộ mái ngói đã xộc xệch, bốn bức tường đã bong tróc vôi vữa dường như không còn đủ chắc chắn để làm bệ đỡ cho toàn bộ mái nhà nên cô giáo Thư buộc phải gia cố bằng những cột luồng nhằm tạo cảm giác yên tâm mỗi khi mưa to, gió lớn.
Biết được hoàn cảnh khó khăn của cô giáo, năm 2020, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã hỗ trợ 30.000.000 đồng và Ngành Giáo dục Hà Nội hỗ trợ 10.000.000 đồng xây dựng Mái ấm Công đoàn, nhưng vì điều kiện rất khó khăn nên đến nay cô giáo Nguyễn Thị Thư vẫn chưa xây được nhà.
Để động viên cô giáo Nguyễn Thị Thư, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà đã đến thăm động viên và trao hỗ trợ cô giáo Thư 10.000.000 đồng trích từ nguồn quỹ ủng hộ giáo dục khó khăn của Ngành. Đại diện Phòng Giáo dục Mầm non (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), lãnh đạo Câu lạc bộ các trường Mầm non tiên tiến xuất sắc của Thành phố cũng tới thăm và tặng quà mẹ con cô giáo Thư.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ, Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ, xã Liên Hiệp và trường Mầm non Liên Hiệp tiếp tục quan tâm, giúp đỡ gia đình cô giáo Thư sớm khởi công xây dựng nhà, giúp mẹ con cô giáo Thư có điều kiện sống tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50