VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo
VCCA mở cửa triển lãm “Sợi kết nối” VCCA giới thiệu triển lãm “TOẢ IV” “Tỏa IV” tại VCCA: Cuộc đối thoại của người trẻ với tự nhiên |
Tác phẩm Không đề – 1951 (Tĩnh vật với vẹt và hoa quả) (Untitled Still life with parrot and fruit) của Frida Kahlo |
Triển lãm “ĐÂY KHÔNG PHẢI GIẤC MƠ” là hành trình theo hai nghệ sĩ Siêu thực để tìm ra điểm tương đồng cũng như khác biệt, để nhìn nhận những hiện thực ẩn giấu sau hiện thực, những hiện thực không phải là giấc mơ. Rene Magritte (người Bỉ, 1898-1967) và Frida Kahlo (người Mexico, 1907-1954) được xem như hai thái cực dương và âm của trường phái siêu thực. Nếu như Frida Kahlo - người luôn vẽ hiện thực của chính mình thì Rene Magritte lại vẽ hiện thực của mọi người - với một biến tấu được xoắn vặn ở đâu đó.
Tác phẩm Không dành cho việc tái sản xuất (Not to Be Reproduced) của René Magritte năm 1937 |
Các tác phẩm của Rene Magritte, từ những bức tranh tường, bìa tạp chí, tới những tác phẩm kinh điển, tất cả đều hướng tới đối tượng khán giả. Để tương tác với khán giả, Rene Magritte hứng thú với việc tạo ra những câu đố, những ẩn số, những hình ảnh đánh lừa thị giác. Ông muốn vẽ điều không thể như một hình thức thể hiện hiện thực, từ đó thoát khỏi những sự ngẫu nhiên và trùng hợp, điều này đi ngược lại so với trào lưu của các họa sĩ siêu thực đương thời.
Trái lại, các tác phẩm của Frida Kahlo đều có góc nhìn nội tâm. Bà sáng tác vì bản thân, cho chính bà, với những hình ảnh trước tiên và trên hết là để khám phá nhân dạng của mình. Như bức “Hai Frida” được vẽ năm 1939, Frida Kahlo tìm đến hội hoạ như một cách tìm hiểu “hiện thực của cơ thể và nhận thức về hiện thực đó, trong nhiều trường hợp hiện thực tan thành một song song khác, một thực tại vẻ ngoài đối chọi với nhận thức bên trong về thực tại đó, hoặc hai bản thể, một người được yêu thương, người kia thì không” (Chadwick, 1991).
Ngọn lửa của Rene Magritte năm 1943 |
Khác biệt rõ ràng nổi bật trong các tác phẩm tương ứng của hai nghệ sĩ này là Rene Magritte nổi tiếng vì hầu như làm mọi cách để tránh lộ mặt, ông sử dụng táo, chim, hoa, vải để che mặt và thường xuyên hơn là các nhân vật nam với gương mặt quay về phía sau. Ngược lại, Frida Kahlo soi gương rất lâu, đối mặt với nỗi đau của mình và bộc lộ tất cả với chúng ta, với hơn một phần ba bức tranh của bà là chân dung tự họa.
Tác phẩm Lý tính thuần khiết (The pure reason) của Rene Magritte năm 1948 |
"Mọi thứ chúng ta nhìn thấy đều ẩn chứa một điều khác, chúng ta luôn muốn nhìn thấy những gì bị che giấu bởi những gì chúng ta nhìn thấy. Có một mối quan tâm đến những gì bị ẩn giấu và những gì hữu hình không cho chúng ta thấy. Mối quan tâm này có thể ở dạng cảm giác khá mãnh liệt, có thể nói như một loại xung đột, giữa cái nhìn thấy được ẩn giấu và cái nhìn thấy được hiện tại.” (Torczyner, 1979).
Tác phẩm Chữ ký trống (The blank signature) của Rene Magritte năm 1965 |
Triển lãm “Đây không phải giấc mơ” mở cửa tự do từ ngày 12/01/2022 tới hết ngày 12/03/2021 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), Vincom Mega Mall Royal City, Hà Nội.
Tác phẩm Trang trống (The blank page) của Rene Magritte năm 1967 |
Trong thời gian diễn ra triển lãm, VCCA cũng sẽ tổ chức tour nghệ thuật xoay quanh câu chuyện sáng tác và ý nghĩa chủ đề của các tác phẩm, đem đến cho công chúng những trải nghiệm nghệ thuật sâu sắc.
*Chadwick, W. (1991) Women artists and the surrealist movement. Thames & Hudson.
*Torczyner, H. (1979) Magritte: Ideas and Images. Harry N. Abrams, Inc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40