Vang mãi giọng đọc bản tin chiến thắng lịch sử

(LĐTĐ) NSƯT Kim Cúc sinh năm 1944, là giọng đọc nổi tiếng được thính giả nhớ tới với chuyên mục “Đọc truyện đêm khuya” trên Đài tiếng nói Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết bà còn là phát thanh viên đầu tiên đọc bản tin chiến thắng trưa 30/4/1975, ngay sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập - biểu tượng cuối cùng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn.
Vẹn nguyên những bài học giá trị Giọng đọc “vàng” của “Đọc truyện đêm khuya”

Người đầu tiên đọc bản tin chiến thắng

“Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được. Đúng 11h30, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu ngụy - tướng DươngVăn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”. Chỉ 15 phút sau sự kiện lịch sử 30/4/1975, Bản tin chiến thắng đầu tiên được vang lên trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam qua giọng đọc của NSƯT Kim Cúc.

Vang mãi giọng đọc bản tin chiến thắng lịch sử
NSƯT Kim Cúc

Nhớ lại những giây phút lịch sử đó, NSƯT Kim Cúc kể: “Hôm ấy, vào đúng ca trực nhận tin của phóng viên Anh Trang. Cô Trang nhận được tin từ Bộ Tổng tham mưu báo có tin chiến thắng, đề nghị sang nhận ngay, lại được nhắc nhở tin đặc biệt quan trọng.

Bình thường các phóng viên sẽ đạp xe sang phố Lý Nam Đế nhận tin nhưng hôm ấy cô Trang được điều động ô tô. Vừa đến đầu đường phố Lý Nam Đế không hiểu vì lý do gì, xe phanh gấp, Trang bị đập đầu vào xe, chảy máu đầu.

Dù đau nhưng cô Trang vẫn nén đau, ôm đầu chạy đến Bộ Tổng tham mưu nhận tin. Khi về, một tay cô cầm tờ tin chiến thắng, một tay ôm đầu, chạy đến gần cầu thang của Đài Tiếng nói Việt Nam thì gục xuống ngất xỉu vì máu chảy nhiều quá”.

Nhận bản tin từ phóng viên Anh Trang, phát thanh viên Kim Cúc khi ấy xuống ngay hầm phát trực tiếp, đọc bản tin chiến thắng. Bà cho biết, đến tận khi cầm tờ bản tin trên tay bà mới biết đó là tin giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hôm ấy, cùng ca trực với bà còn có phát thanh viên Kim Túy, người miền Nam. Hai người cùng hồi hộp khi ngồi xuống chiếc ghế đọc, phát trực tiếp lên sóng phát thanh, trước mặt là dòng chữ “hàng triệu người đang nghe ta” thì chỉ biết động viên nhau kìm nén cảm xúc.

Thế nhưng vì bản tin này phát thẳng, không lưu lại băng nên suốt bao nhiêu năm công chúng không hề biết NSƯT Kim Cúc là người đầu tiên đọc bản tin. Tuy nhiên, bà có đọc được bài báo nói rằng, bản tin chiến thắng được phát lần đầu tiên trên Đài tiếng nói Việt Nam vào lúc 18h30 ngày 30/4 thì bà quyết định nói về sự kiện đặc biệt này.

Nếu không, mọi người sẽ hỏi tại sao một cơ quan thông tấn lớn nhất lúc bấy giờ lại có thể để tin chiến thắng tới tận chiều tối mới phát. Hơn nữa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bản tổng kết ngay sau chiến dịch Hồ Chí Minh có nói rằng, ngay sau khi nhận được tin chiến thắng, Đại tướng đã lệnh cho Bộ Tổng tham mưu đưa tin sang Đài Tiếng nói Việt Nam và 15 phút sau, chính Đại tướng đã nghe bản tin chiến thắng trên đài.

Chia sẻ cảm xúc khi đọc bản tin chiến thắng, bà cho biết, sau khi hoàn thành ca trực, bà lấy xe đạp ra Bờ Hồ, xúc động và hạnh phúc vô ngần khi biết từ đây đất nước đã giành được độc lập. Bà như trút được bao nhiêu gánh nặng, đến bây giờ khi nghĩ lại NSƯT Kim Cúc vẫn vô cùng xúc động và tự hào.

Quen thuộc với thính giả “Đọc truyện đêm khuya”

NSƯT Kim Cúc tên thật là Phan Thị Kim Cúc, sinh năm 1945 tại Nam Định, từng là ca sĩ trong đoàn văn công Lục Ngạn. Vào năm 1967, khi đang chuẩn bị tiết mục để chuẩn bị đi phục vụ cho các chiến sĩ đường 9 Nam Lào thì bà được gọi đi đọc hộ tin cho quân đội trên phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam, cái tin chỉ kéo dài chừng 1 phút ấy đã khiến ước mơ từ thuở nhỏ của bà thành sự thật.

Một ngày sau khi lên đài đọc bản tin, bà được cấp trên yêu cầu bàn giao lại công việc tại đoàn văn công và nhận nhiệm vụ mới. Cùng với công việc tại Đài, NSƯT Kim Cúc đã tranh thủ đi học thêm đại học tại chức và học thêm ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung để có thể phát âm được những ngôn ngữ đó.

Vang mãi giọng đọc bản tin chiến thắng lịch sử
NSƯT Kim Cúc (thứ 2 từ trái sang) trong một lần được gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

NSƯT Kim Cúc nhớ lại khoảng thời gian mới vào nghề. Bà là người gốc Nam Định nên khi phát âm thường mắc lỗi tiếng địa phương. Thế nhưng chỉ cần một câu nhắc nhở của lãnh đạo Đài, bà quyết định sửa cho bằng được. Thời gian đó cứ sau mỗi giờ làm việc, bà lại chui xuống hầm, tập đọc từng từ một. Sau đó, bà lại lắng nghe các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bà chú ý từng cách phát âm, cách ngắt nhịp của những đồng nghiệp đi trước. Sau đó, bà lại đọc lại theo cách riêng phù hợp với chất giọng đặc trưng của mình. NSƯT Kim Cúc cho hay, khi bản tin bà đọc lên sóng, chỉ cần không may có hai từ dính vào nhau hay hai từ mà bà lỡ đọc nhanh hơn cần thiết, bà cũng cảm thấy áy náy và khó chịu. Thế là bà lại ngồi lại, tập luyện tới khi nào ưng ý mới thôi.

Đến năm 1969, NSƯT Kim Cúc chính thức gắn bó với chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, đã quen thuộc với hàng triệu thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu. Trong suốt những năm tháng ấy, bà gửi tới công chúng không biết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu tác phẩm văn học nghệ thuật.

Bà có một giọng đọc riêng mà có người, chỉ một lần nghe là không bao giờ quên được. Giọng đọc truyện đêm khuya đặc trưng, không thể lẫn vào đâu của NSƯT Kim Cúc đã trở nên quen thân với từng nhà, đã trở thành sự yêu mến trong đông đảo thính giả, và trở thành ký ức tươi đẹp của cả một thế hệ giờ đã bạc đầu.

“Giọng đọc vàng” của Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ, có lần Nhà văn Văn Tùng nói với bà: “Tôi không biết năm nay chị bao nhiêu tuổi nhưng cho phép tôi gọi chị bằng cô. Cô Cúc ơi, truyện tôi tự viết ra, tôi đưa cho mọi người xung quanh đọc họ đều nhận xét truyện của tôi chả có gì đặc biệt. Khi truyện in trên báo, tôi đọc xong cũng thấy nó chả ra cái gì cả. Vậy mà ngày hôm qua, truyện này được phát trên đài qua giọng đọc của cô, mọi người hỏi tôi, ô, truyện này mới viết à? Hay thế. Tôi cảm ơn cô. Cô là người thứ hai đã giúp truyện của tôi sống lại”.

NSƯT Kim Cúc lấy chồng cũng là đồng nghiệp trong Đài. Ông bà có hai người con nay đã trưởng thành. Những năm trước, bà vẫn còn lên Đài để làm cầu nối gửi những câu chuyện tới các thính giả nghe đài và tham gia dạy khóa học MC cho trường Sân khấu Điện ảnh. Tuy nhiên, căn bệnh tiểu đường biến chứng khiến mắt bà giờ đã mờ. Giờ hai ông bà sống nương tựa vào nhau, vui vầy cùng con cháu hưởng tuổi già./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động