Vận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu: Thách thức đáp ứng tiêu chuẩn mới

Việc vận dụng các FTA của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thế giới nhiều biến động bất ngờ cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Việt Nam là môi trường đầu tư đầy tiềm năng của EU Doanh nghiệp cần lường trước các quy định mới của UKVFTA
Van dung cac FTA thuc day xuat khau: Thach thuc dap ung tieu chuan moi hinh anh 1
Các sản phẩm của Công ty Cổ phần HAPLAST được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ, Canada... (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN).

Lợi ích mà các FTA mang lại được minh chứng bằng các con số kim ngạch xuất khẩu ấn tượng qua từng năm; những doanh nghiệp nhanh nhạy đã được hưởng lợi nhưng việc vận dụng các FTA của doanh nghiệp Việt trong bối cảnh thế giới nhiều biến động bất ngờ cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Năng lực cạnh tranh thấp

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Công Thương, cho biết dù giá trị xuất khẩu sang các thị trường có FTA mới như EU, Anh, Canada, Mexico tăng trưởng tốt, nhưng tỷ trọng của các thị trường này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa tăng, thậm chí một số thị trường còn khá khiêm tốn. Thêm vào đó, tỷ lệ tận dụng các FTA cũng rất thấp, cụ thể, tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong EVFTA là 20%, UKVFTA là hơn 22% và CPTPP mới chỉ là 6%.

Theo ông Ngô Chung Khanh, có rất nhiều yếu tố cản trở doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ các FTA nhưng năng lực cạnh tranh hạn chế đang là lực cản lớn nhất, tiếp đến là thiếu thông tin về các FTA và những biến động bất định của thị trường.

Kết quả khảo sát của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam năm 2022 cho thấy hơn 46% số doanh nghiệp được hỏi cho biết gặp trở ngại về năng lực cạnh tranh; hơn 40% doanh nghiệp thiếu thông tin cụ thể về các cam kết và cách thức áp dụng FTA; gần 47% doanh nghiệp lo ngại các yếu tố biến động của thị trường.

Phân tích kỹ hơn về năng lực đáp ứng của doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đánh giá sau hơn 2 năm thực thi EVFTA tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam vào EU vẫn chưa tương xứng với triển vọng phát triển hợp tác thương mại giữa hai bên. Bên cạnh những ảnh hưởng khách quan từ dịch bệnh, rất nhiều doanh nghiệp Việt gặp những khó khăn trong quá trình tiếp cận thị trường EU và thực thi các quy định tại EVFTA. Một trong những khó khăn lớn nhất họ gặp phải chính là việc áp dụng quy tắc xuất xứ.

Để được hưởng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần đáp ứng các quy định về xuất xứ. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn còn tỏ ra lúng túng khi xử lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), thậm chí còn thiếu kiến thức và năng lực thay đổi sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu đưa ra từ phía khách hàng EU. Đó chính là lý do dù quy mô thị trường EU rất lớn với giá trị nhập khẩu lên tới 2.500 tỷ USD hàng hóa mỗi năm nhưng các ngành hàng xuất khẩu, kể cả mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu của thị trường này.

Một điểm yếu khác mà doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành nông lâm thủy sản Việt Nam nhận thấy chính là tỷ lệ hàng xuất khẩu được chế biến sâu và có thương hiệu còn rất thấp.

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp Việt chưa tận dụng hết cơ hội khi xuất khẩu sang các thị trường lớn có FTA như EU, Hoa Kỳ vì hầu hết sản phẩm được xuất thô hoặc sơ chế, gia công cho thương hiệu nước ngoài khiến hàng Việt chưa được người tiêu dùng nhận diện nhiều. Thêm vào đó, bản thân doanh nghiệp Việt cũng chậm thay đổi để thích ứng và tận dụng các cơ hội, ưu đãi.

Đơn cử như trường hợp của một doanh nghiệp xuất khẩu tôm gần đây đã mất cơ hội xuất khẩu đi thị trường EU chỉ vì từ chối thay đổi khay nhựa đóng gói. Ngay lập tức đã có đã có nhà cung cấp khác mua sản phẩm của Thái Lan rồi đóng khay và nhanh chóng xuất khẩu.

Tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao

Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, phân tích bên cạnh những thuận lợi về cắt giảm thuế quan, doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối diện với nhiều quy định phi thuế quan ngặt nghèo hơn từ các thị trường FTA đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA. Đáng chú ý là việc siết chặt các vấn đề về môi trường/khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Xu hướng này được nhận định sẽ tác động lớn đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới, gia tăng thêm hàng rào về mặt kỹ thuật và hành chính đối với cả các mặt hàng từ nông nghiệp đến công nghiệp.

Đơn cử như tại thị trường EU, dệt may là một trong những nhóm sản phẩm chủ lực bị tác động đáng kể nhất khi sẽ phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn với việc mới đây EU đã công bố chiến lược dệt may tuần hoàn. Trong khi đó, mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu cũng cần phải đáp ứng các điều kiện như giấy phép Thỏa thuận đối tác tự nguyện/Quản trị rừng và lâm nghiệp (VPA/FLEGT), giấy phép CITES, tiếp đó là các tiêu chuẩn ESG (Environmental-Social-Governance), phát thải CO2…

Van dung cac FTA thuc day xuat khau: Thach thuc dap ung tieu chuan moi hinh anh 2

Vải thiều Việt Nam được đóng gói phù hợp với tập quán tiêu dùng tại Anh. (Ảnh: TTXVN phát)

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, chia sẻ việc xuất khẩu rau quả vào các thị trường FTA, vấn đề thuế quan chỉ là một phần. Hiện vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam đang vướng đó chính là các hàng rào kỹ thuật. Để có thể tham gia sâu vào các thị trường, doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ nghiêm các cam kết, tiêu chuẩn chất lượng.

Lấy ví dụ, thị trường EU tưởng “dễ mà khó, khó mà dễ” bởi hàng hóa xuất khẩu vào EU không cần trải qua quá trình đàm phán như một số thị trường khác. EU cho phép nhập khẩu tất cả các loại trái cây vào nhưng họ kiểm soát rất chặt chẽ hơn 30 chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật các loại. Chỉ cần 1 lô hàng bị phát hiện dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép thì toàn bộ lô hàng sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy và mặt hàng đó sẽ bị dừng nhập khẩu.

Đối với thủy sản, một trong những lực cản lớn nhất tại thị trường EU thời gian qua chính là cảnh báo "thẻ vàng" về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nhưng không chỉ có EU mà nhiều thị trường khác cũng bắt đầu áp dụng truy xuất nguồn gốc thủy hải sản khai thác.

Theo Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), từ 1/12 vừa qua, Nhật Bản sẽ áp dụng kiểm soát IUU Trong toàn bộ quá trình chuỗi và đảm bảo truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản Việt Nam. Các lô hàng thủy sản và sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thuộc 4 loại thủy sản là mực ống và mực nang, cá thu đao Thái Bình Dương, cá thu mackerel và cá trích sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận khai thác hoặc xác nhận cam kết khi xuất khẩu vào Nhật Bản.

Còn theo thống kê của Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), chỉ trong tháng 11/2022 Văn phòng SPS Việt Nam đã tổng hợp được 115 thông báo của thành viên WTO; trong đó bao gồm 82 dự thảo và 33 văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) có thể ảnh hưởng tới mặt hàng nông, lâm và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam./.

Theo Xuân Anh (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/van-dung-cac-fta-thuc-day-xuat-khau-thach-thuc-dap-ung-tieu-chuan-moi/836680.vnp

Nên xem

Tạm dừng chạy tàu metro số 1 do thời tiết xấu

Tạm dừng chạy tàu metro số 1 do thời tiết xấu

(LĐTĐ) Một sự cố hy hữu đã xảy ra khi chỉ vừa đưa vào vận hành thương mại từ ngày 22/12 thì tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã phải tạm dừng do thời tiết xấu.
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, lãnh đạo các ban của Đảng, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã dự hội nghị.
Sản phẩm của Herbalife chỉ được phân phối chính thức và duy nhất qua những Thành Viên Độc Lập

Sản phẩm của Herbalife chỉ được phân phối chính thức và duy nhất qua những Thành Viên Độc Lập

(LĐTĐ) Tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, sản phẩm của Herbalife chỉ được phân phối chính thức và duy nhất thông qua những Thành Viên Độc Lập (Thành viên) đến tay khách hàng.
Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn huyện Sóc Sơn

Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn huyện Sóc Sơn

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn huyện Sóc Sơn đã đạt được nhiều kết quả. Các cấp Công đoàn huyện đã từng bước đổi mới, sáng tạo, thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, khẳng định uy tín và vị thế của tổ chức Công đoàn huyện, đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổng kết những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024.
Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không?

Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không?

(LĐTĐ) Trước thềm năm mới, nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi: Năm 2025 là năm con gì? Có phải năm nhuận không? Nếu nhuận thì rơi vào tháng mấy? Những thắc mắc này không chỉ xuất phát từ sự quan tâm đến thời gian, mà còn liên quan đến phong thủy, vận mệnh và các kế hoạch quan trọng trong cuộc sống như cưới hỏi, xây dựng nhà cửa hay khởi sự kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Quỹ Trợ vốn) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025; trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Trợ vốn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Tin khác

Giá vàng, giá USD đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng, giá USD đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng 27/12, giá vàng trong nước bật tăng phiên mở cửa sáng nay. Đây là ngày thứ hai giá vàng miếng tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (27/12): Giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (27/12): Giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (27/12) giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày lễ. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 26/12 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 427 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 457 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 103 đồng/lít; dầu hỏa giảm 260 đồng/lít.
Giá vàng bật tăng sau nghỉ lễ Giáng sinh

Giá vàng bật tăng sau nghỉ lễ Giáng sinh

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới hôm nay (26/12) đảo chiều đi lên sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh khi đồng USD có tín hiệu hạ nhiệt, giao dịch ở mức 2.626 USD/ounce. Trong nước, cùng chiều với vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn SJC đồng loạt tăng 200.000 đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (26/12): Dự báo giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (26/12): Dự báo giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (26/12), giá dầu thô thế giới tăng với dầu WTI ở mốc 70,17 USD/thùng, tăng 1,24%, giá dầu Brent ở mốc 73,65 USD/thùng, tăng 1,31%. Trong nước được dự báo có thể giảm 1,8%, trong khi giá dầu có thể giảm 0,1 - 1,2% nếu Liên bộ Tài chính - Công thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 372 đồng về mức 19.868 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 383 đồng về mức 20.617 đồng/lít.
Giá xăng dầu ngày 26/12, có thể giảm gần 400 đồng/lít

Giá xăng dầu ngày 26/12, có thể giảm gần 400 đồng/lít

(LĐTĐ) Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày mai (26/12), theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm nhẹ. Trong đó, nếu cơ quan quản lý không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm từ 350 - 385 đồng/lít.
Cập nhật tỷ giá sáng 25/12: Đồng USD giữ vững đà tăng

Cập nhật tỷ giá sáng 25/12: Đồng USD giữ vững đà tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (25/12), đồng USD tiếp tục tăng nhờ triển vọng lãi suất cao tại Mỹ. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,14%, hiện ở mức 108,24.
Cập nhật giá vàng sáng 25/12: Đồng loạt sụt giảm

Cập nhật giá vàng sáng 25/12: Đồng loạt sụt giảm

(LĐTĐ) Sáng nay (25/12), giá vàng miếng SJC quay đầu giảm khiến giá vàng nhẫn vượt vàng miếng. Giao dịch vàng trên thị trường kém sôi động dù bước vào cao điểm cuối năm.
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (25/12), giá dầu thế giới quay đầu tăng hơn 1%, so với mức giảm của phiên trước đó do triển vọng ngắn hạn và nguồn cung được thắt chặt. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,17 USD/thùng, tăng 1,34%; giá dầu Brent ở mốc 73,65 USD/thùng, tăng 1,31%.
Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan

Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Đài Bắc, Ủy ban Công tác Đài Loan, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (VTBA) và Cục Phát triển Kinh tế của thành phố Đào Viên, Đài Loan tổ chức hai chương trình Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại thành phố Đào Viên và thành phố Đài Trung (Đài Loan), thu hút hơn 100 doanh nghiệp Đài Loan tham dự.
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh

Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh

(LĐTĐ) Sáng nay (24/12), giá vàng trong và ngoài nước cùng giảm. Như vậy chỉ sau một phiên nóng lên, giá vàng thế giới nhanh chóng hạ nhiệt trong bối cảnh đồng USD tăng giá.
Xem thêm
Phiên bản di động