Việt Nam là môi trường đầu tư đầy tiềm năng của EU
Mong muốn đầu tư bền vững ở Việt Nam
Tại Tại tọa đàm “Tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA”, bà Đào Thu Trang - Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược phát triển thị trường, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Đức và doanh nghiệp Đức tại Việt Nam luôn đánh giá Việt Nam là môi trường đầu tư đầy tiềm năng, bởi Việt Nam có vị trí chiến lược, với nền kinh tế phát triển, nền chính trị, xã hội ổn định, doanh số trẻ, năng động, linh hoạt, và chăm chỉ.
Một yếu tố nữa mang tính thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đó là trước những biến động trên toàn cầu đã khiến các doanh nghiệp Đức phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất, từ đó giảm phụ thuộc vào một đối tác hoặc một quốc gia.
Ngoài ra, phải kể đến sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN, 4 nước của ASEAN đã tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, và trong 4 nước đó chỉ có 2 nước ký được EVFTA đó là Việt Nam và Singapore. Điều đó cho thấy vai trò của Việt Nam cũng như mong muốn, cam kết của Chính phủ trong việc nỗ lực đẩy mạnh tăng tính cạnh tranh, tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Châu Âu nói chung và nhà đầu tư Đức nói riêng.
Cần đẩy mạnh nguồn nguyên phụ liệu trong nước (Ảnh minh họa: BT) |
“Tính từ 15/3 đến nay, chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp lớn của Đức sang Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư. Và đến bây giờ đã có 12 dự án lớn nhỏ đã xin cấp phép tại Việt Nam. Những ngành mà phía doanh nghiệp Đức muốn đầu tư ở Việt Nam là ngành sản xuất công nghệ cao, năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, IT, phần mềm, điện tử, ngành thực phẩm chế biến, đồ uống, và đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe”, bà Đào Thu Trang thông tin.
Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cũng cho biết, các doanh nghiệp Đức đang hợp tác hết sức chặt chẽ để làm sao có thể đưa được các công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện gió ngoài khơi và năng lượng điện tái tạo để đầu tư ở Việt Nam một cách bền vững.
Doanh nghiệp Đức mong muốn đầu tư lâu dài, đầu tư bền vững ở thị trường Việt Nam. “Chúng tôi không muốn xây dựng những vương quốc đảo cho riêng mình mà các doanh nghiệp Đức luôn mong muốn hợp tác với doanh nghiệp địa phương, đẩy mạnh hàm lượng nội địa hóa trong các sản phẩm của Đức được sản xuất tại Việt Nam. Không chỉ là 4-5% mà chúng tôi mong muốn đến con số 30%.
Vì vậy các doanh nghiệp Đức luôn luôn sẵn sàng để có thể trao đổi công nghệ, kết hợp đào tạo nguồn nhân lực trong nước, giúp họ có tay nghề theo tiêu chuẩn của CHLB Đức, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh được sản xuất, đảy mạnh quá trình hiện đại hóa, áp dụng được công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn của Đức để có thể đẩy mạnh tính cạnh tranh, từ đó có thể lớn mạnh bằng chính nội lực của mình”, bà Thu Trang nhấn mạnh.
Cần đẩy mạnh nguồn nguyên phụ liệu trong nước
EVFTA sẽ là điểm nhấn để thu hút đầu tư từ Châu Âu, thu hút đầu tư từ Đức vào Việt Nam và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Trong Hiệp định với 17 chương được ghi rất cụ thể không chỉ là vấn đề cắt giảm thuế sâu mà còn là vấn đề liên quan đến các hàng rào kỹ thuật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ, bảo vệ nhà đầu tư, cam kết về lao động, bảo vệ môi trường,…
Dưới góc độ đại diện các nhà đầu tư, Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược phát triển thị trường, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam Đào Thu Trang mong các cơ quan quản lý Việt Nam có thể tăng cường hiệu quả công tác thực thi Hiệp định, xây dựng và sửa đổi các văn bản có liên quan để có thể phát huy tốt việc tăng đầu tư EU vào Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương, ưu tiên đầu tư phát triển chuỗi cung ứng bền vững giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng hàm lực nội địa. Đồng thời, đẩy mạnh nguồn nguyên phụ liệu trong nước để đáp ứng được quy tắc xuất xứ mà EVFTA đưa ra, đầu tư về cơ sở hạ tầng, giảm chi phí về logistics, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài giảm chi phí sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất xanh để đáp ứng được các yêu cầu, quy định mà EU đưa ra về xuất khẩu.
“Mong Chính phủ Việt Nam có những chính sách phát triển nguồn nhân lực có tay nghề, có kỹ năng để giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư EU yên tâm phát triển lâu dài và bền vững tại thị trường Việt Nam”, bà Thu Trang nhấn mạnh.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28