Vài góp ý với ngành Đường sắt!
Đảm bảo không gian xanh dưới gầm đường sắt trên cao TP.HCM: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt |
Năm 1939, khi đi tàu về quê, nhà thơ Tế Hanh cũng phải thốt lên: “Tôi thấy thương những chiếc tàu/Ngàn đời không đủ sức đi mau/Có chi vương víu trong hơi máy”... Nay đã 84 năm trôi qua, vẫn đường ray ấy, dù có nâng cấp “đôi chút” nhưng về cơ bản tốc độ chạy vẫn rất chậm, tiện nghi trên tàu vẫn chưa được “chuyển đổi số” để đáp ứng tiêu chí cách mạng 4.0.
Ảnh minh họa:TTXVN |
Vẫn biết, muốn nâng cao chất lượng, tốc độ chạy tàu, điều đầu tiên phải làm mới đường sắt Bắc- Nam. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố tiềm lực tài chính mà đến nay vẫn chưa thể đầu tư tuyến đường sắt mới. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, thời gian qua ngành Đường sắt cũng đã tập trung đầu tư nâng cấp các đội tàu, bố trí hệ thống các toa theo hướng hiện đại. Đặc biệt, ưu tiên cho những đội tàu chạy chuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh. Khoang ngồi, khoang giường nằm tương đối sạch. Cố gắng “làm mới” là thế, song có một thứ rất quan trọng thì chưa được nâng cấp đó là nhà vệ sinh. Tốc độ “rùa bò” vì hệ thống đường ray cũ kỹ là chuyện phải chấp nhận, khách hầu như không kêu ca, nhưng hệ thống nhà vệ sinh vừa thiếu lại vừa bẩn thực sự là nỗi ám ảnh.
Trong một xã hội hiện đại, nhà vệ sinh là một trong những yếu tố, tiêu chuẩn được người dùng đặc biệt quan tâm. Với đường sắt, dù tàu có thể chạy chậm, dù toa có thể chật, công nghệ còn nghèo nàn thì ít nhất cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để “đổi mới” hệ thống nhà vệ sinh. Là người thường xuyên đi tàu, có lẽ cả đến chục năm hệ thống nhà vệ sinh vẫn vậy. Mỗi toa chỉ một nhà vệ sinh. Vì số lượng người sử dụng nhiều, nên mỗi khi đi vệ sinh cảm giác “đập” vào mắt là sự cũ kỹ, mất vệ sinh, thậm chí đôi khi hết cả nước.
Hôm nọ, đi chuyến tàu từ Nghệ An ra Hà Nội, một người khách nằm cùng khoang cho hay, 20 năm mới đi tàu, không hiểu sao ngành Đường sắt vẫn không nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh. Ít nhất, mỗi toa phải có 2 nhà vệ sinh, nam riêng, nữ riêng. Cùng đó, phải mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng nhà vệ sinh. “Khi xác định mỗi du khách đến Việt Nam là một đại sứ du lịch, thì ít nhất ngành Đường sắt phải nâng cao chất lượng nhà vệ sinh để phục vụ nhu cầu tối thiểu của du khách. Mấy chục tiếng đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, du khách phải chịu cảnh nhà vệ sinh như thế thì họ sẽ nghĩ về chúng ta như thế nào”, một hành khách nhận xét.
Để ngành Đường sắt cũng là “đại sứ” du lịch, thiết nghĩ bản thân ngành cần phải tiếp tục nghiên cứu nâng cấp chất lượng các đội tàu; trước mắt là ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị wifi, đặc biệt là mở thêm và “nâng tầm” chất lượng nhà vệ sinh. Đôi khi cái nhỏ nhất lại là cái quan trọng nhất.
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06