Từng bước phục hồi thị trường lao động hiệu quả
Hơn 17.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố Thị trường lao động đang ấm dần Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động |
Duy trì tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%
Mục tiêu tổng quát của chương trình là từng bước phục hồi và phát triển thị trường lao động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế, cùng với đó, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế thấp nhất những tiêu cực từ dịch bệnh tới thị trường lao động, tiến tới xây dựng và hình thành thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất, hội nhập nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Hoạt động kết nối việc làm trực tuyến tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh minh họa |
Có 6 mục tiêu cụ thể được đề cập trong Chương trình. Đó là: Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%; hỗ trợ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao yên tâm làm việc, tham gia phục hồi sản xuất kinh doanh; hỗ trợ để thu hút người lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc; hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất an toàn tạo việc làm cho người lao động nhằm tạo việc làm tốt, có thu nhập bền vững cho người lao động; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam.
Ngoài ra, Chương trình cũng đặt mục tiêu sẽ thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ hoạt động kết nối cung - cầu lao động; tạo môi trường điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi thông tin về lao động, việc làm và mục tiêu cuối cùng của Chương trình là giữ vững quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Chương trình xác định, phục hồi thị trường lao động nhưng vẫn phải tiếp tục đặt sức khỏe, tính mạng người dân, người lao động lên trên hết. Bên cạnh đó, việc phục hồi và phát triển thị trường lao động cần gắn chặt với các yêu cầu về phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội của cả nước và từng địa phương.
Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phải có tính trọng tâm, trọng điểm, tác động chủ yếu vào địa bàn và ngành nghề có cung cầu lớn, chú trọng tới an sinh của người lao động trong thị trường lao động để ổn định và phát triển lâu dài thị trường lao động, bảo đảm bổ sung và hỗ trợ cho thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và các chương trình mục tiêu quốc gia.
Hướng tới nhiều đối tượng
Từ những mục tiêu và yêu cầu như trên, Chương trình đưa ra 6 nhiệm vụ chủ yếu để phục hồi và phát triển thị trường lao động, tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Thứ nhất, Bộ sẽ nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc. Bộ LĐ-TB&XH đã chia hai nhóm lao động để hỗ trợ cụ thể: Nhóm lao động ngoại tỉnh trở lại làm việc và nhóm lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Thứ hai, Bộ sẽ hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Bộ chủ trương hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, phục hồi sản xuất kinh doanh trong thời gian tới như: Đảm bảo các tiêu chí an toàn vệ sinh lao động, thực hiện các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, toàn ngành LĐ-TB&XH sẽ tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động với 4 hướng giải pháp chính là: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cơ bản cho người lao động để kịp thời cung ứng cho doanh nghiệp, hoặc vùng kinh tế trọng điểm; nâng cao chất lượng nguồn cung lao động; chuyển đổi số và dạy học trực tiếp trong giáo dục nghề nghiệp; đầu tư vào các trường chất lượng cao.
Thứ tư, ngành sẽ tổ chức kết nối cung – cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung – cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ. Nhiệm vụ kết nối cung – cầu lao động sẽ được thực hiện thông qua việc tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm; đa dạng hóa các hình thức, chuyên đề của các phiên; tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến trong vùng hoặc toàn quốc.
Thứ năm, ngành sẽ phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và thứ sáu là xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Đảm bảo thực hiện kịp thời, hiệu quả
Về tổ chức thực hiện, các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH có trách nhiệm xây dựng, ban hành kế hoạch của đơn vị với các nhiệm vụ, đề án chương trình cụ thể, có lộ trình và phân công trách nhiệm thực hiện. Đối với những nhiệm vụ không phải xây dựng đề án, chương trình cần tổ chức triển khai ngay, bảo đảm thực hiện kịp thời và có hiệu quả những nội dung liên quan trong Chương trình.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức, đào tạo nâng cao kỹ năng lao động cho người lao động; chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng để đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và tham gia phương án điều tiết, bổ sung lao động trong trường hợp cần thiết.Cục Việc làm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình này, định kỳ báo cáo và đề xuất với lãnh đạo Bộ về việc triển khai nhiệm vụ.
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH thực hiện một số hoạt động cụ thể. Trong đó, các địa phương cần chú trọng xây dựng phương án với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phục hồi kinh tế tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm nguồn lao động, ngăn ngừa thiếu hụt lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh.
Địa phương cần khảo sát, nắm chắc nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhu cầu tìm việc làm của người lao động trên địa bàn để chủ động nguồn lao động bảo đảm khôi phục sản xuất, tránh việc thiếu hụt lao động cục bộ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là thời điểm cuối năm và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; chỉ đạo và có biện pháp giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện duy trì việc làm, giữ chân người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để người lao động yên tâm làm việc, ổn định sản xuất, kinh doanh.
Các địa phương cần nghiên cứu, ban hành các chủ trương, chính sách, giải pháp ổn định, giới thiệu, tạo việc làm cho người lao động trở về từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm phía Nam; hỗ trợ để người lao động trở lại làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm để hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn và cả nước để bảo đảm nguồn lao động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó quan tâm đẩy mạnh các hình thức kết nối trực tuyến có hiệu quả, linh hoạt trong phòng, chống dịch Covid-19…/.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM
Việc làm 05/10/2024 17:07