Tưng bừng khai mạc lễ hội Gióng 2023
Du khách thập phương nô nức kéo về trẩy hội chùa Hương Gần 600.000 lượt người tham quan Lễ hội đường sách Tết Quý Mão Huyện Mê Linh khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2023 |
Nhộn nhịp dòng người du Xuân trẩy hội
Theo truyền thuyết, Thánh Gióng gắn liền với cuộc đấu tranh chống giặc Ân ở đời Hùng Vương thứ 6. Sự kiện Thánh Gióng sinh ra, lớn lên và đánh giặc đều gắn liền với những yếu tố lịch sử, thể hiện truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.
Hội Gióng đền Sóc là một lễ hội lớn của Hà Nội dịp đầu Xuân. |
Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời. Tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: Đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), chùa Non Nước và nhà bia.
Từ sáng sớm, các thôn làng tham gia lễ hội có mặt tại khu di tích đền Sóc, chuẩn bị nghi lễ dâng lễ phẩm tế thánh. Trong đó, các lễ vật truyền thống của dân làng 8 thôn thuộc 6 xã của huyện Sóc Sơn đã rước vật phẩm vào tế lễ, gồm thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) rước giò hoa tre; thôn Phù Mã (xã Phù Linh) rước ngựa sắt; thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) rước voi chiến; thôn Xuân Tảo (xã Xuân Giang) rước cỏ voi; thôn Xuân Tàng (xã Bắc Phú) rước nữ tướng; thôn Xuân Dục (xã Tân Minh) rước cầu húc; thôn Đức Hậu xã Đức Hòa rước ngà voi và thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) rước trầu cau.
Lễ rước ngựa sắt của thôn Phù Mã. |
Trong ngày đầu tiên khai hội đền Sóc, hàng vạn du khách, người dân đã về đây lễ bái, làm lễ cầu mong cho một năm mới an khang - thịnh vượng, an lành.
Chị Nguyễn Thị Hồng (xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ : “Lễ hội đền Sóc năm nay không khí tấp nập, người dân đi trẩy hội với tâm trạng phấn khởi, thời tiết se lạnh nhưng không mưa nên rất đông người trẩy hội”.
Nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống
Hội Gióng đền Sóc là lễ hội chứa đựng cả hệ tư tưởng đạo lý và triết học, nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Là một vị thánh trong Tứ bất tử của người Việt gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước.
Từ sáng sớm, hàng vạn du khách thập phương tấp nập về đền Sóc. |
Lễ hội Thánh Gióng ở xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) tương truyền là nơi sinh ra, lễ hội đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là nơi một nhân vật huyền thoại đã được lịch sử hóa, thành một nhân vật tín ngưỡng, một anh hùng dân tộc. Giá trị độc đáo của lễ hội Thánh Gióng là người dân tái hiện chiến công của người anh hùng Thánh Gióng đánh tan giặc Ân.
Nếu lễ hội là một “bảo tàng văn hóa” chứa đựng nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng thì trường hợp lễ hội Thánh Gióng có thể coi như một “bảo tàng văn hóa” tiêu biểu nhất.
Là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, được nhân dân bảo tồn và phát huy giá trị cho đến ngày nay, tháng 11 năm 2010 Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Từ hôm nay (15/11): Loại bỏ hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua ghi âm, ghi hình
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan
Tin bão mới nhất: Bão số 8 suy yếu, bão số 9 giật cấp 15 sẽ vào Biển Đông
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội
Tỷ giá USD hôm nay (15/11): Đồng USD tăng mạnh khó tin
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Tin khác
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Chỉ đạo - Điều hành 15/11/2024 09:51
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:48
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:44
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 16:50
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:16
Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:08
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46