Từ ngày 1/2/2022 tăng giờ làm thêm đối với lao động thời vụ
Đề xuất tăng giờ làm thêm ở tất cả các ngành nghề Bài 3: Điều chỉnh quyền lợi về ngày nghỉ và giờ làm thêm Infographic: Những điểm mới trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2021 |
Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH đã cho phép tăng giờ làm thêm đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
Cụ thể, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ; tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ. Và, tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.
Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
![]() |
Ảnh minh họa |
Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác.
Đồng thời, người sử dụng lao động căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời gian làm việc quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH.
Khi người sử dụng lao động thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH thì phải lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm và có tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Người sử dụng lao động thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động được biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động đồng thời trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương.
Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 và thay thế Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

Người bạn đồng hành vì công lý

Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa
Tin khác

Quy định về mức lãi chậm nộp tiền Bảo hiểm xã hội
Chính sách 29/03/2023 20:42

Lao động bao nhiêu năm được hưởng lương hưu?
Chính sách 21/03/2023 11:03

Gia tăng quyền, lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội
Chính sách 17/03/2023 18:06

Bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID
Chính sách 16/03/2023 07:34

Đẩy mạnh phát triển người tham gia BHXH tự nguyện
Chính sách 14/03/2023 10:27

Đang hưởng chế độ thai sản, có được hưởng chế độ ốm đau?
Chính sách 14/03/2023 09:07

Số lượng người hưởng bảo hiểm xã hội một lần gia tăng hàng năm
Chính sách 13/03/2023 17:24

Quyền lợi đối với người lao động nữ mang thai
Chính sách 09/03/2023 17:05

Đề xuất 2 phương án khi rút bảo hiểm xã hội một lần
Chính sách 07/03/2023 09:25

Hai tháng đầu năm 2023: Tổng thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đạt 57.805 tỷ đồng
Infographic 06/03/2023 15:35