Đề xuất tăng giờ làm thêm ở tất cả các ngành nghề
Cần nghiên cứu điều chỉnh thời gian làm việc xuống 44 giờ Đề nghị áp dụng chế độ làm việc 44 giờ/1 tuần với những lao động trực tiếp Tăng giờ làm thêm là không nên |
Bộ LĐ-TB&XH vừa kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về tăng giờ làm thêm trong năm. Cụ thể, trong Tờ trình số 138/TTr-LĐTBXH gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tăng số giờ làm thêm tối đa trong tháng lên 72 giờ, thay vì 40 giờ như hiện nay; mức trần 300 giờ làm thêm trong năm được áp dụng cho tất cả ngành nghề, do chủ sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.
Trước mắt, chính sách dự kiến áp dụng đến hết năm 2022. Tùy tình hình thực tế nếu cần thiết kéo dài thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022.
Luật hiện hành có hiệu lực từ đầu năm 2022 quy định người lao động được làm thêm không quá 200 giờ mỗi năm, nới mức trần làm thêm theo tháng lên 40 giờ thay vì 30 giờ như cũ. Chủ sử dụng lao động khi tổ chức làm thêm giờ phải được người lao động đồng ý, đảm bảo giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc bình thường trong ngày.
Luật chỉ mở rộng khung giờ làm thêm tối đa 300 giờ mỗi năm cho một số ngành nghề, gồm: Diêm nghiệp, điện, điện tử, bên cạnh các nghề hiện hành là sản xuất gia công xuất khẩu hàng dệt may, da giày, chế biến nông lâm, thủy sản, sản xuất và cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước.
Việc tăng giờ làm thêm trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhưng cần có giới hạn phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ảnh minh họa. |
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng cần thiết tăng giờ làm thêm, bởi đại dịch Covid-19 kéo dài hai năm, đặc biệt là đợt dịch thứ tư làm đứt gãy sản xuất, doanh nghiệp thiếu hụt lao động, nhất là cuối năm. Nhiều công ty vừa chống dịch, vừa sản xuất và phải chịu nhiều chi phí như xét nghiệm, thực hiện "ba tại chỗ", "một cung đường hai điểm đến".
Các doanh nghiệp dệt may, da giày giảm sút 30-50% lao động... trong khi vẫn cần đảm bảo đơn hàng. Nếu không có chính sách để doanh nghiệp phục hồi, dễ dẫn đến nguy cơ làm chậm đà phát triển kinh tế, kém hấp dẫn trong thu hút đầu tư và có thể doanh nghiệp chuyển dịch đầu tư sang nước khác có cơ chế tốt hơn. Nhiều doanh nghiệp lẫn người lao động mong muốn được thỏa thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, bù cho khoảng thời gian ngừng việc, với nhu cầu làm thêm trên 40 giờ mỗi tháng và từ trên 200 giờ đến 300 giờ mỗi năm, không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc.
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, nhu cầu rất lớn của DN hiện nay là cần có cơ chế, chính sách để dồn lực cho sản xuất ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Nếu không có cơ chế, chính sách để DN phục hồi dễ dẫn đến nguy cơ làm chậm đà phát triển kinh tế, kém hấp dẫn trong thu hút đầu tư và có thể DN chuyển dịch đầu tư sang các nước khác có cơ chế, chính sách tốt hơn.
Việc làm thêm giờ sẽ góp phần hạn chế nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm tác động tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam như nông sản, thủy sản, hải sản... do đến mùa cần thu mua, chế biến nhưng các DN chế biến không bảo đảm về nguồn nhân lực để thu mua và chế biến cho người dân do tác động của đại dịch.
“Việc cho phép người sử dụng lao động áp dụng giới hạn số giờ làm thêm trong tháng là 72 giờ và được làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm trong khoảng thời gian nhất định là cần thiết” – Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh.
Bộ LĐ-TB&XH cũng nêu quan điểm, việc điều chỉnh quy định về thời gian làm thêm giờ phải bảo đảm phù hợp với bối cảnh hiện nay, dự báo được khoảng thời gian thực hiện, bảo đảm sức khỏe của người lao động để duy trì khả năng lao động lâu dài, đồng thời phải bảo đảm sự đồng thuận của người lao động trong quá trình thực hiện.
Công đoàn phải tăng cường giám sát việc chi trả chế độ làm thêm Trước đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, ông Nguyễn Tràng Huy, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV May mặc Việt Pacific bày tỏ sự đồng tình. Theo ông Huy, lao động ngành dệt may chủ yếu là nữ. Lực lượng lao động trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp dệt may thường thiếu hụt 20%-30%, do lao động nữ được nghỉ thời gian mang thai, hưởng chế độ thai sản hoặc nuôi con nhỏ. Do đó, trên thực tế, để đáp ứng đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải bố trí thời gian làm thêm giờ vượt mức 300 giờ/năm và phải làm giải trình với đối tác, khách hàng. Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động nghiêm trọng đến nguồn lực lao động của ngành, nhiều lao động phải nghỉ việc do là F0, F1; doanh nghiệp phải giãn ca, thu hẹp quy mô sản xuất để phòng dịch khiến áp lực hoàn thành đơn hàng rất lớn. Nếu không tăng giờ làm thêm để bù đắp việc thiếu hụt nhân lực cũng như thời gian lao động thì sẽ không đáp ứng được đơn hàng. Về phía người lao động, do 2 năm qua Chính phủ không tăng lương tối thiểu nên đời sống rất bấp bênh. "Tại công ty chúng tôi, dù lương tối thiểu vùng vẫn được thực hiện đúng quy định song do dịch bệnh, người lao động bị giảm giờ làm, dẫn đến thu nhập giảm, chi phí thì nhiều. Vì vậy, khi phục hồi sản xuất, họ mong muốn được làm thêm để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Tôi đồng tình với đề xuất tăng giờ làm thêm nhưng cần có giới hạn phù hợp để bảo đảm sức khỏe và sự an toàn cho người lao động. Đặc biệt, tổ chức Công đoàn phải làm tốt việc giám sát thực hiện việc chi trả chế độ làm thêm giờ cho người lao động tại doanh nghiệp” - ông Huy đề xuất.
|
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57