Tự lắp thiết bị kích sóng ĐTDĐ có thể gây nhiễu sóng cả một vùng
Kích quá hóa nhiễu
Do thấy sóng điện thoại nhà mình yếu, một số người dân tự ý mua và cài đặt thiết bị kích sóng điện thoại. Đây là nguyên nhân gây can nhiễu sóng di động ở một số khu vực trong thời gian qua. Đáng nói thêm, các thiết bị này có công suất tương đối lớn so với một trạm BTS, trong khi đó người dân lại đặt chúng ngay trong nhà mình.
Kích vì sóng di động yếu
Ông Đoàn Bình, Giám đốc Trung tâm Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) khu vực 1, Cục Tần số, Bộ TT&TT cho biết, từ tháng 11/2011 đến nay, đơn vị của ông liên tiếp nhận được 4 công văn của các nhà mạng cho biết tại các khu vực Hàng Đào, Hàng Bồ, Lương Văn Can, Thái Thịnh, Thái Hà, Trung Liệt (Hà Nội)... xuất hiện tình trạng sóng di động bị nhiễu ở mức cao dẫn đến hiện tượng mất sóng, nghẽn mạng... Khi tiến hành đo đạc, kiểm tra phát hiện nguồn gây can nhiễu là các thiết bị kích sóng điện thoại (thiết bị khuếch đại chuyển tiếp sóng di động băng GSM 900) do một số hộ gia đình tự ý lắp đặt.
Ông Nguyễn Mạnh Hải, Phó trưởng Phòng Kiểm tra, xử lý, Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 cho biết, truy tìm nguồn gây can nhiễu là điều không dễ dàng. Việc phát hiện, định vị ra một trường hợp cũng mất cả tuần, thậm chí là hơn chục ngày. Theo quy trình, sau khi nhận được công văn đề nghị giải quyết can nhiễu, Trung tâm sẽ cử một tổ đến trạm BTS bị nhiễu sóng để đo đạc, từ đấy khoanh vùng các khu vực bị can nhiễu VTĐ. Có điều, các gia đình có lắp các thiết bị này lại nằm sâu trong ngõ ngách nhỏ, nơi xe chuyên dùng chở thiết bị thu đo sóng VTĐ không vào được. Khi ấy, lực lượng xử lý can nhiễu VTĐ phải đích thân cầm các thiết bị định hướng chuyên dụng đi sâu vào các ngõ ngạch để đo đạc, kiểm tra và định vị nguồn phát sóng.
“Khi làm việc với những hộ gia đình có sử dụng các thiết bị này, hầu hết họ đều cho biết việc tự ý lắp đặt các thiết bị này là do chất lượng sóng di động kém nên mua về sử dụng. Họ không biết, chính việc lắp đặt các thiết bị này đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng mạng cho cả một khu vực quanh nơi họ đang sống”, ông Hải nói.
Kiểm tra phát hiện can nhiễu bằng thiết bị định hướng chuyên dụng. |
Nhà mạng cũng phải chịu trách nhiệm
Theo ông Nguyễn Mạnh Hải, hầu hết các bộ kích sóng bị phát hiện khi gây nhiễu đều là các thiết bị không có giấy chứng nhận hợp quy, vì vậy không được phép nhập khẩu. Ngoài ra, ngay cả các thiết bị kích sóng được cấp giấy chứng nhận hợp quy cũng chỉ có các nhà khai thác mạng thông tin di động được phép sử dụng. Do sự thiếu hiểu biết, nên người dân mới tự ý mua về dùng. Hơn thế, do hầu hết là các thiết bị không rõ nguồn gốc nên dễ hỏng hóc, trục trặc, gây can nhiễu.
“Thực tế chưa có một nghiên cứu nào cho thấy việc sử dụng các thiết bị này gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Song công suất của những bộ kích sóng này khá lớn, trong khi đó, hầu hết người sử dụng lại đặt thiết bị này ở trong nhà, thậm chí ngay tại đầu giường ngủ là điều không nên”.
Ông Đoàn Bình cho biết thêm: Việc tự ý lắp đặt thiết bị kích sóng này là vi phạm bởi băng tần thông tin di động được nhà nước cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động nên chỉ các nhà mạng được quyền sử dụng, khai thác băng tần số VTĐ này.
Tuy nhiên, trong những trường hợp này, bản thân các nhà mạng cũng có lỗi vì chất lượng mạng kém, người dân mới phải sử dụng thiết bị này.
Ông Bình cho biết thêm, thực tế chỉ khi các bộ kích điện này hỏng, chúng mới gây can nhiễu. Vì thế, số lượng bị phát hiện có sử dụng bộ kích điện này chỉ là một số nhỏ. Trong cộng đồng chắc chắn vẫn còn nhiều gia đình vẫn đang sử dụng các thiết bị này.
Tốt nhất là nhà mạng phải nâng cao chất lượng, phạm vi vùng phủ sóng của dịch vụ, để người dân không phải “viện” đến các thiết bị này. Với người dân, khi thấy sóng kém, cần liên lạc với nhà mạng để yêu cầu khắc phục, giải quyết. Tuyệt đối không được tự ý lắp đặt các thiết bị này vì đó là vi phạm pháp luật.
- Hằng năm, chỉ riêng Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 (quản lý 11 tỉnh, thành) đã phát hiện ra khoảng 35 - 40 trường hợp gây can nhiễu thông tin VTĐ. Một trong những nguồn gây can nhiễu xuất hiện nhiều trong thời gian vừa qua là việc tự ý sử dụng các thiết bị bộ đàm cầm tay mà không đăng ký cấp phép tần số.
- Thời gian tới, Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 dự kiến sẽ phối hợp với Sở TT&TT tiến hành kiểm tra chất lượng vùng phủ sóng di động. Với những khu vực sóng kém, yếu, không đảm bảo tiêu chuẩn, sẽ đề nghị nhà mạng có giải pháp nhằm cao chất lượng vùng phủ sóng.
Theo Bee.net
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16