Từ 1/7/2021, Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị
Xây dựng mô hình chính quyền tinh gọn, hiệu quả | |
Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị | |
Hà Nội: Nhất thể hóa chức danh Bí thư kiêm Hội đồng nhân dân trên diện rộng |
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh QH |
Theo đó, UBND phường sẽ gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và công chức khác. Trong đó, Chủ tịch có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của phường do mình quản lý. Chủ tịch, Phó chủ tịch phường do Chủ tịch UBND quận, thị xã bổ nhiệm.
Chủ tịch phường chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND, Chủ tịch quận, thị xã về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; trực tiếp quản lý công chức phường theo quy định. Khi Chủ tịch phường vắng mặt thì Phó chủ tịch được uỷ nhiệm thay mặt điều hành và giải quyết công việc trên địa bàn.
UBND phường được đề xuất các chương trình, dự án đầu tư công dùng vốn ngân sách Nhà nước; thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; đề xuất các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống tội phạm. UBND phường không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tại Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ báo cáo sơ kết việc thí điểm chính quyền đô thị tại Hà Nội vào cuối năm 2023.
Để tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khóa XII) đã đề ra nhiệm vụ “tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; chủ động thí điểm ở những nơi có đủ điều kiện”. Trên cơ sở đó, theo đề nghị của Thành ủy TP Hà Nội, Bộ Chính trị đã phê duyệt Đề án thí điểm quản lý theo mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hà Nội và giao Đảng đoàn Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội trong năm 2019 ban hành Nghị quyết về vấn đề này.
Để tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khóa XII) đã đề ra nhiệm vụ “tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; chủ động thí điểm ở những nơi có đủ điều kiện”. Trên cơ sở đó, theo đề nghị của Thành ủy TP Hà Nội, Bộ Chính trị đã phê duyệt Đề án thí điểm quản lý theo mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hà Nội và giao Đảng đoàn Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội trong năm 2019 ban hành Nghị quyết về vấn đề này. |
Trước đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội. Dự thảo Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội gồm 9 điều.
Điểm đáng chú ý trong dự thảo Nghị quyết tại Điều 1 đề cập thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội. Theo đó, chính quyền địa phương ở TP Hà Nội gồm huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND. Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại TP Hà Nội là cấp chỉ có UBND phường.
UBND phường là cơ quan hành chính Nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã.
Về cơ sở chính trị - pháp lý của việc thí điểm, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, bên cạnh phần lớn các ý kiến đại biểu tán thành việc trình Quốc hội ban hành dự thảo Nghị quyết thí điểm thì có ý kiến tuy tán thành với chủ trương cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước, nhưng cho rằng, cơ sở chính trị - pháp lý của việc thí điểm không tổ chức HĐND ở phường chưa vững chắc; đề nghị Quốc hội cẩn trọng khi xem xét, quyết định việc ban hành Nghị quyết này bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17