Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân

Ngày 6/10, tại quận Bắc Từ Liêm, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai đợt cao điểm về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố năm 2023.
Quận Hai Bà Trưng quyết liệt trong công tác phòng chống sốt xuất huyết Tập trung hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Tây Hồ

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, liên tục trong 4 tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố tăng mạnh. Riêng trong tuần cuối cùng của tháng 9/2023, thành phố tiếp tục có thêm gần 2.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 1,5 lần so với tuần đầu của tháng 9/2023.

Trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 15.354 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó có 3 ca tử vong. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thạch Thất, Hà Đông, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Oai… Ngoài ra, tổng số ổ dịch tính từ đầu năm 2023 đến nay là 1.029. Hiện còn 289 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã, bao gồm một số ổ dịch diễn biến phức tạp, kéo dài.

Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại hội nghị.

Qua thực tế kiểm tra tại nhiều địa bàn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà phân tích: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng, chống sốt xuất huyết của Thành phố đã có từ rất sớm và tương đối đầy đủ nhưng một số địa phương triển khai chưa triệt để, dẫn đến gia tăng số ca mắc và ổ dịch diễn biến kéo dài. Ngược lại, nhiều địa phương khi phát hiện ca bệnh đã kiểm soát tốt, nhờ đó, giảm số ca mắc và khống chế được dịch bệnh.

Đơn cử, tại quận Bắc Từ Liêm, hiện toàn quận có khoảng 2.100 nhà cho thuê riêng lẻ, hơn 900 công trình nhà ở, 108 dự án đầu tư xây dựng đang tổ chức thi công… .

Đây là địa bàn diện tích rộng, dân cư đông, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết. Từ tháng 3 đến tháng 8/2023, quận thường xuyên nằm trong top đầu về số ca mắc. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, quận đã đứng dưới top 10 toàn Thành phố và khống chế được số ca mắc, ngăn chặn sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết.

Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân
Toàn cảnh hội nghị.

Chia sẻ về bài học kinh nghiệm, Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà cho hay, thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, toàn diện, hiệu quả đồng thời chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp và nhân dân trong công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Quận xác định phương châm không bỏ lọt, bỏ trống các vùng, lĩnh vực quản lý. Quận đã chỉ đạo thiết lập các nhóm zalo quản lý theo ngành, lĩnh vực.

Đồng thời, quận cũng xác định những địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch sốt xuất huyết như: Khu vực nhiều sinh viên/hộ gia đình/người lao động thuê, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, chợ đầu mối… Quận tăng cường giám sát các ổ dịch cũ, theo dõi tình hình diễn biến côn trùng gây bệnh sốt xuất huyết, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh, chống dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, quận tích cực vận động mỗi người dân trên địa bàn nâng cao ý thức, tham gia tích cực công tác vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng, diệt lăng quăng, bọ gậy và muỗi trên tinh thần “phòng hơn chống” nhằm giảm nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng. Từ đó, các biện pháp can thiệp được triển khai để ngăn chặn sự bùng phát dịch một cách kịp thời, hiệu quả.

Để chống dịch không nằm "trên giấy"

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền, của tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và từng người dân trong phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Hà Nội triển khai đợt cao điểm truyền thông trong tháng 10/2023.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng, để tạo được sóng truyền thông phải đồng thời có nhiều nội dung thông tin đưa ra ở cùng một thời điểm tại nhiều địa điểm với nhiều kênh truyền thông và hình thức truyền thông đa dạng, phù hợp với các đối tượng cần tác động.

Đối với Hà Nội, cần huy động toàn bộ nguồn lực để tạo sóng truyền thông về công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Các cơ quan báo chí thành phố tăng cường thời lượng, đa dạng hình thức, mở chuyên mục, đặt banner… để công tác truyền thông về dịch bệnh sốt xuất huyết được triển khai mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook, hay qua tin nhắn SMS…

Đợt truyền thông cao điểm này cần tiến hành giống như đợt truyền thông phòng, chống dịch Covid-19, góp phần đưa các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền từ thành phố đến cơ sở đi vào thực chất, không để xảy ra tình trạng chống dịch chỉ “trên giấy”.

Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương triển khai kế hoạch đợt cao điểm truyền thông.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh, theo dự báo của các chuyên gia, đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tháng 10, 11. Do đó, đợt cao điểm này cần được triển khai thiết thực, hiệu quả để giảm số ca mắc, giảm số ổ dịch, tiến tới kiểm soát được dịch.

Để triển khai đợt cao điểm về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà yêu cầu, 30 quận, huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết một cách chi tiết, cụ thể, trong đó yêu cầu nội dung truyền thông phải tới được từng người dân. Việc truyền thông phải trực tiếp, sâu sát, dễ hiểu, hiệu quả và khẩn trương.

Ví dụ các địa phương có thể chia theo nhóm Zalo từ 30-50 hộ dân/nhóm và phân công người phụ trách. Khi đi kiểm tra, nếu phát hiện hộ dân vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh hoặc khi phát hiện ca bệnh sẽ đưa lên nhóm để mọi người cùng biết…

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng đề nghị, toàn bộ các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố và hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội về công tác phòng, chống sốt xuất huyết rất đầy đủ. Các quận, huyện, thị xã cần rà soát, xem xét giải pháp thực hiện để đem lại hiệu quả.

“Các địa phương cần quan tâm bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết mà quận Bắc Từ Liêm đã chia sẻ tại hội nghị. Tôi mong rằng, hiệu quả cuối cùng trong việc thực hiện đợt cao điểm này là số ca bệnh giảm, số ổ dịch giảm và tiến tới kiểm soát được dịch sốt xuất huyết”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Chiều 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nhân dịp Bộ trưởng đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 - 25/2.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Xét xử nhóm đối tượng tra tấn lập trình viên, ép viết phần mềm đánh bạc

Xét xử nhóm đối tượng tra tấn lập trình viên, ép viết phần mềm đánh bạc

Ngày 24/2, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Hoàng Thanh Sơn (sinh năm 1977, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ra xét xử về tội "Cố ý gây thương tích" và "Bắt giữ người trái pháp luật".
LĐLĐ huyện Thường Tín: Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Thường Tín: Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ

Xác định công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống cho nữ đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; từ đó giúp đoàn viên, người lao động yên tâm làm việc.
Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ

Hà Nội hướng dẫn cách tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy với nhà ở, nhà cho thuê trọ

Thành phố Hà Nội vừa ban hành Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ.
Đồng hành trong hành trình “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

Đồng hành trong hành trình “xanh hóa” xe buýt Thủ đô

Ngày 24/2, tại Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký Biên bản ghi nhớ, đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp giữa Transerco và BIDV, sự đồng hành của BIDV trong hành trình xanh hóa xe buýt của Transerco nói riêng và Thành phố nói chung, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Những ngày này, trên địa bàn Hà Nội, người nông dân đang tập trung xuống đồng, tăng tốc gieo cấy vụ xuân, bảo đảm đúng khung thời vụ kết hợp các biện pháp phòng, chống dịch gây hại cây trồng...

Tin khác

Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Sáng 24/2, Sở Y tế Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) và trao giải Cuộc thi báo chí viết về ngành Y tế với chủ đề “Gương sáng y đức - Vì sức khỏe nhân dân”.
Nâng tầm Ngành Y tế Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Nâng tầm Ngành Y tế Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Sáng nay (24/2), Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tới dự.
Tri ân những cống hiến thầm lặng của cán bộ, nhân viên y tế

Tri ân những cống hiến thầm lặng của cán bộ, nhân viên y tế

Nghề Y là một trong những nghề cao quý nhất, yêu cầu sự hy sinh lớn lao và tấm lòng nhân ái sâu sắc. Các thầy thuốc không chỉ đơn thuần là người chữa bệnh, cứu người mà còn là "điểm tựa" tinh thần, là người "truyền lửa" đem lại niềm tin và hy vọng cho người bệnh. Bởi vậy, trước thềm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức một chuỗi các sự kiện ý nghĩa và thiết thực nhằm tri ân, tôn vinh những cống hiến, hy sinh thầm lặng của đội ngũ thầy thuốc ngành Y tế Thủ đô trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Bộ Y tế vào cuộc vụ gia đình sản phụ tố bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tắc trách

Bộ Y tế vào cuộc vụ gia đình sản phụ tố bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tắc trách

Liên quan đến câu chuyện của sản phụ Q.A về quá trình điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương được chia sẻ trên mạng xã hội, hôm nay (22/2), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) có văn bản yêu cầu bệnh viện kiểm tra, xác minh và báo cáo.
Nỗ lực đưa vắc xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam

Nỗ lực đưa vắc xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam

Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ), mở ra cơ hội đưa về Việt Nam nhiều loại vắc xin mới, trong đó, đặc biệt quan trọng là vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 (EV71).
Hội chẩn từ xa cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn tại Sơn La

Hội chẩn từ xa cứu chữa các nạn nhân trong vụ tai nạn tại Sơn La

Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện đã hội chẩn khẩn cấp qua Telemedicine với Bệnh viện Đa khoa Sơn La, để đánh giá tình trạng nạn nhân vụ tai nạn trên Quốc lộ 6.
Hà Nội cần phát triển các mô hình y tế thông minh phục vụ nhân dân

Hà Nội cần phát triển các mô hình y tế thông minh phục vụ nhân dân

Trong thời gian tới, ngành Y tế Thủ đô cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý bệnh viện, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh; phát triển các mô hình y tế thông minh, mũi nhọn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Thủ đô và các vùng lân cận.
Trẻ bị cúm có thể uống Tamiflu tại nhà không?

Trẻ bị cúm có thể uống Tamiflu tại nhà không?

Trong thời gian gần đây, bệnh cúm “hoành hành” khiến nhiều gia đình có người già, trẻ em lo lắng. Một trong những loại thuốc điều trị cúm khá phổ biến ngoài thị trường là Tamiflu đang được nhiều người săn lùng, dự trữ tại nhà để phòng trường hợp mắc bệnh. Tuy thế, cha mẹ có nên tự ý cho trẻ sử dụng Tamiflu hay cần chỉ định của bác sĩ?
Bảo vệ bản thân trong mùa cúm

Bảo vệ bản thân trong mùa cúm

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận số ca mắc cúm mùa tăng mạnh, đặc biệt là trong thời tiết chuyển mùa. Nhiều trường hợp diễn tiến nghiêm trọng, nhất là với các trường hợp người già, trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu.
Tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Sân bay Quốc tế Nội Bài

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 539/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Xem thêm
Phiên bản di động