Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển Năm 2024 vốn kế hoạch đầu tư công của Hà Nội là hơn 81.000 tỷ đồng |
Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ thống nhất, tích hợp, kết nối đồng bộ với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, các quy hoạch tỉnh, chuyên ngành, ngành, lĩnh vực có liên quan; đồng thời, đồng bộ, tích hợp, thống nhất với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đáp ứng những yêu cầu phát triển mới…
Qua đó góp phần đưa Thủ đô Hà Nội phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực; trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Đồ án sẽ là cơ sở để quản lý quy hoạch, xây dựng chính sách phát triển Thủ đô Hà Nội và triển khai tiếp công tác đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông giải trình về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 |
Mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh sẽ bao gồm: Đô thị trung tâm (gồm Khu vực đô thị phía Nam sông Hồng; Khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm và thành phố phía Bắc gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); thành phố phía Tây (gồm đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai); các đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; thị trấn sinh thái và thị trấn; hệ thống đô thị và hệ thống nông thôn.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung cũng đã dự kiến không gian phát triển kết nối với các tỉnh lân cận về các phân khu chức năng, giao thương, văn hóa, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…
Đặc biệt, Hà Nội có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (cửa ngõ quốc tế), dự kiến có sân bay thứ 2 tại khu vực phía Nam (sân bay quốc nội, có thể nâng cấp thành sân bay quốc tế), đã đề xuất bổ sung chức năng dân dụng cho các sân bay quân sự: Gia Lâm, Hòa Lạc… phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồ án cũng đã định hướng có 5 trục không gian chính của Thủ đô…
Giải trình, làm rõ các ý kiến đại biểu nêu về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết Ban Cán sự đảng UBND Thành phố đã tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các đại biểu thông qua các phiên thảo luận tại tổ.
Tổng hợp ý kiến cho thấy, các đại biểu cơ bản đồng tình với Đồ án. 9 nhóm ý kiến tập trung vào việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch thành phố phía Bắc; xác định trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh, trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội; sự cần thiết xây dựng Chương trình phát triển đô thị thành phố, trong đó sẽ xác định Chương trình tái thiết đô thị đoạn sông Hồng đi qua địa bàn các quận trung tâm Thành phố và các khu vực cần tái thiết tại các quận nội đô…
Xác định trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. |
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông, đây là những nội dung rất quan trọng được xác định trong Đồ án. Nếu triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo môi trường, cảnh quan hai bên sông đạt hiệu quả thì sẽ cơ bản tạo dựng được bộ mặt đô thị toàn Thành phố xanh, sạch, đẹp…
Ban Cán sự đảng UBND Thành phố khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến liên quan đến việc phát triển sân bay thứ 2 vùng Thủ đô tại phía Nam thành phố; đề nghị tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị, nâng cấp loại đô thị; nghiên cứu đề xuất sân bay lưỡng dụng; cải tạo, quy hoạch khu vực nông thôn; phát triển du lịch dọc sông Đà, xã đảo Minh Châu; rà soát các số liệu diện tích quy hoạch đất rừng tại khu vực Sóc Sơn và Ba Vì…
Chỉ đạo một số nội dung liên quan đến đề xuất điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất.
Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của Đồ án, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị cần lưu ý một số nội dung. Trước hết, trong quá trình nghiên cứu định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các cơ quan chuyên ngành của Thành phố cần bám sát các nội dung Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 15, Nghị quyết số 06... và quan trọng nhất là bảo đảm đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được lập theo Luật Quy hoạch.
Bí thư Thành ủy yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu làm rõ nét hơn nữa định hướng phát triển khu vực nông thôn của Thủ đô, gắn với khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc các vùng văn hóa truyền thống: Sơn Nam Thượng, Xứ Đoài, Xứ Đông, Kinh Bắc, Thăng Long… Qua đó từng bước nâng cao chất lượng đời sống khu vực nông thôn.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị nghiên cứu đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh - quốc phòng. Trong đó, kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển; kết hợp với đầu tư xây dựng sân bay quốc tế thứ 2.
Các đơn vị chức năng nghiên cứu đề xuất một số sân bay lưỡng dụng trong Thành phố làm tiền đề tạo cực tăng trưởng mới để phát triển kinh tế - xã hội đối với các khu vực phía Bắc, phía Đông và phía Tây của Thành phố; đồng thời, tạo dư địa phát triển cho khu vực phía Nam. Cùng với đó, cần nghiên cứu đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông đường sắt, đường thủy kết nối với các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, cũng như kết nối quốc tế… Qua đó góp phần khẳng định vai trò trung tâm của Thủ đô Hà Nội tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13