Quản lý trật tự vỉa hè, không để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”
Vì cuộc sống bình yên của nhân dân Quận Hai Bà Trưng xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị |
Sau mỗi đợt ra quân vi phạm vỉa hè lại tái diễn
Trả lời chất vấn đại biểu Duy Hoàng Dương (Tổ Hoài Đức) về các giải pháp bảo đảm căn cơ trong lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, bảo đảm trật tự văn minh đô thị, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội nêu, trật tự vỉa hè là vấn đề phức tạp, trách nhiệm không chỉ riêng lực lượng công an, mà là của tất cả các sở, ngành, chính quyền các cấp.
“Sau mỗi đợt ra quân, tình hình có cải thiện nhưng sau đó đâu lại vào đấy vì vỉa hè là nguồn thu nhập chính gắn với một bộ phận không nhỏ người dân kinh doanh trên hè phố. Ngoài ra, nhu cầu dừng đỗ phương tiện rất lớn trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ nên việc dừng đỗ thường không đúng nơi quy định…”, Giám đốc Công an Thành phố nêu thực trạng.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội nêu, trật tự vỉa hè là vấn đề phức tạp. |
Để giải quyết vấn đề này, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho rằng phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ bến đỗ, tuyến đỗ, giải quyết kinh tế của các hộ kinh doanh gắn với bảo đảm trật tự an toàn đô thị hiện nay; tính toán việc quản lý khai thác vỉa hè bảo đảm hài hòa giữa bài toán kinh tế và trật tự đô thị.
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải tham mưu thực hiện các đề án quản lý sử dụng lòng đường, hè phố; quy hoạch các tuyến phố cấm dừng đỗ phương tiện, đưa ra tiêu chí cụ thể cho phép dừng đỗ phương tiện dưới lòng đường nhằm giải quyết tận gốc những bất cập trên.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, hiện Bộ Công an đang chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng công an phường điển hình gương mẫu về trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị trong đó có cả trật tự an toàn vỉa hè. Công an Thành phố đang tham mưu Thành ủy ban hành chỉ thị xây dựng công an phường kiểu mẫu.
Có hay không việc thất thoát trong quản lý, trông giữ xe?
Đại biểu Lê Minh Đức (tổ đại biểu Thạch Thất) chất vấn Giám đốc Sở Tài chính về việc Thành phố đã thông qua Đề án quản lý sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030. Trên thực tế, một số điểm đỗ xe trên vỉa hè, lòng đường đã được cấp phép cho cùng một đơn vị sử dụng ổn định, được gia hạn nhiều năm nay.
“Nội dung này có tuân thủ theo Khoản 5, Điều 6 Luật Quản lý tài sản công về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công và gây thất thoát trong quản lý trông giữ xe không? Đề nghị đồng chí tham mưu chính sách liên quan đến nội dung này nhằm bảo đảm không thất thoát tài sản, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Thành phố”, đại biểu chất vấn.
Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu trả lời chất vấn. |
Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu nêu, lòng đường vỉa hè được gọi là hạ tầng giao thông. Hạ tầng giao thông theo đúng công năng sử dụng là phục vụ giao thông và sử dụng tạm thời không phải mục đích giao thông, trong đó có việc trông giữ phương tiện. Việc sử dụng lòng đường, vỉa hè không theo mục đích giao thông trên địa bàn được thực hiện theo quy định của Chính phủ và Luật Giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, với đô thị như Hà Nội, vỉa hè, lòng đường vẫn được dùng tạm thời cho một số hoạt động phục vụ đời sống dân sinh, trong đó có việc cho thuê và cho một số doanh nghiệp trông giữ phương tiện.
Theo phân cấp quản lý, hiện Sở Giao thông Vận tải và UBND các quận, huyện, thị xã được cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè để trông giữ phương tiện.
Về công tác thu phí được chia thành hai loại: Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng vỉa hè của Nhà nước thì nộp phí theo Nghị quyết HĐND Thành phố và khi trông giữ phương tiện thì được thu giá dịch vụ theo quyết định của UBND Thành phố.
“Chúng ta đang gặp mâu thuẫn khi mong muốn việc thu phí hạ tầng sẽ tạo khoản thu tái đầu tư hệ thống bến bãi đỗ xe nhưng lại bị khống chế bởi phí trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân phải ở mức bình quân”, Giám đốc Sở Tài chính nêu.
Về giải pháp tài chính, theo quy định của luật hiện nay, có ba hình thức quản lý. Hình thức thứ nhất là cơ quan được giao trực tiếp quản lý tổ chức khai thác (hiện đang áp dụng với mô hình tại các nhà chung cư); hình thức thứ hai là đấu giá quyền thuê, khai thác tài sản công và thứ ba là đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
Hiện, Sở Tài chính cũng như các sở chuyên ngành, đặc biệt là Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng đang trình theo hai mô hình đầu tiên để Thành phố vừa có nguồn lực cho ngân sách, vừa tạo điều kiện để các đơn vị trông giữ phương tiện tái đầu tư cơ sở vật chất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26