Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội: Thủ đô phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có

- Phóng viên: Đại biểu có thể chia sẻ cảm xúc của mình sau khi bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)?

+ Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai: Tại thời khắc mà Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với số phiếu rất cao, trên 95% tổng số đại biểu đã nhất trí, có thể nói tất cả các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội đều có cảm xúc không bao giờ quên được, vì đã có những đóng góp dù là nhỏ bé nhưng cùng với các vị đại biểu Quốc hội, cùng với lãnh đạo Thành phố đạt được thành quả sau chặng đường gần 2 năm từ khi xây dựng để đưa vào chương trình luật, pháp lệnh được thông qua cho đến khi thảo luận cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Rất nhiều các đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố đã cùng chung vui, cho thấy được trách nhiệm, niềm tin yêu của đại biểu, các Đoàn đại biểu giao trọng trách cho Thủ đô. Chúng tôi rất xúc động vào thời khắc đó.

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

- Phóng viên: Theo đại biểu, Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội?

+ Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai: Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua sẽ có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng, cùng với Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã xin ý kiến của Quốc hội và sẽ trình Thủ tướng để phê duyệt trong thời gian tới, sẽ tạo được khuôn khổ, giá trị chính trị, pháp lý cho Thủ đô Hà Nội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chính sách và những đột phá mới, tư duy, tầm nhìn mới để đáp ứng được yêu cầu, trọng trách mà Đảng, Nhà nước cũng như nhân dân cả nước đã tin tưởng giao phó.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo hành lang pháp lý để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại theo đúng kết luận của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Tôi tin tưởng rằng với 9 nhóm chính sách mới, tư duy, tầm nhìn mới đó, chúng ta sẽ phát triển Thủ đô trong thời gian tới đúng theo yêu cầu của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị.

Và trung tâm thụ hưởng các thành quả này chính là nhân dân của Thủ đô cũng như của cả nước, và Hà Nội luôn vì cả nước, cùng cả nước để phát triển đất nước ngày càng hùng cường. Đây là trọng trách rất lớn lao và trách nhiệm của Thủ đô, của lãnh đạo Hà Nội trong thời gian tới.

- Phóng viên: Để triển khai hiệu quả các chính sách đặc thù vượt trội trong Luật, theo đại biểu, thành phố Hà Nội cần phải chú trọng những vấn đề gì?

+ Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai: Trong thời gian tới, cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề mà Thủ đô cần phải triển khai ngay. Công tác chuẩn bị thì không phải chỉ khi Luật Thủ đô được ấn nút thông qua trong sáng hôm nay mới được triển khai, mà đã được lãnh đạo thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị bắt tay ngay vào công việc khi bắt đầu xây dựng Luật để trình Quốc hội.

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 28/6.

Đó chính là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản hướng dẫn thuộc trách nhiệm, thẩm quyền mà Trung ương, Thủ tướng đã trao cho Hà Nội. Cùng với đó là phải phân công, phân nhiệm rất rõ ràng, cụ thể các đầu mối, thời gian cụ thể để xây dựng chất lượng cao nhất các văn bản pháp lý này.

Đồng thời, phối hợp rất chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan thẩm quyền của Trung ương để trình Thủ tướng, trình Chính phủ cũng như phối hợp với các ban, bộ, ngành để ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm của các cơ quan trung ương để làm sao khi Luật có hiệu lực từ 1/1/2025 và 5 nhóm chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025 thì lúc đó sẽ có đầy đủ các văn bản để bắt tay ngay vào thực hiện.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền, để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, Đảng viên, và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân của Thủ đô hiểu rõ, hiểu đúng những điểm mới, điểm đột phá của Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này để cùng chung tay đóng góp, thực hiện Luật Thủ đô thực sự hiệu quả.

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”
Đại biểu bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Một điểm mà tôi cũng thấy cần thiết phải xem xét đó là xây dựng và củng cố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, công chức, viên chức để “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa đảm bảo năng lực, nâng cao trách nhiệm và gương mẫu trong việc triển khai Luật. Với những chính sách, cơ chế đột phá, chúng ta phải làm rất linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật Thủ đô đã trao và với tinh thần cao nhất.

Đội ngũ cán bộ công chức với tư duy mới, tầm nhìn mới với yêu cầu đòi hỏi mới thì phải tự nâng cao năng lực trình độ, cùng với đó là tinh thần vì nhân dân phục vụ còn phải cao hơn nữa, thì lúc đó chúng ta mới có sự đồng bộ để triển khai thực hiện Luật Thủ đô một cách tốt nhất được.

Công việc ở phía trước còn rất nhiều. Đây là những bước ban đầu để chúng ta gửi niềm tin của cả nước dành cho Thủ đô, sự đặc biệt tin yêu và trọng trách của Thủ đô với cả nước. Công việc sắp tới sẽ cần sự nỗ lực cùng đồng hành, cùng trách nhiệm từ lãnh đạo Thành phố đến các cấp, các ngành, đặc biệt là đội ngũ triển khai thực thi.

Phương Thảo (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huy động được gần 6.000 tỷ đồng chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huy động được gần 6.000 tỷ đồng chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

(LĐTĐ) Tối 5/10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 10/10 và ngày 14/10, tại Nhà Quốc hội. Tại phiên họp, UBTVQH sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng về công tác lập pháp, giám sát, cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám...
Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Liên hoan nghệ thuật lần thứ VI năm 2024 với chủ đề “Mãi mãi là Bộ đội Cụ Hồ”.
Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây  dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

(LĐTĐ) Trong 70 năm qua, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo đã đóng góp tích cực vào chặng đường phát triển của Thủ đô, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin vào Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Đoàn viên, người lao động và hội viên phụ nữ Thanh Trì chung tay giữ vệ sinh môi trường

Đoàn viên, người lao động và hội viên phụ nữ Thanh Trì chung tay giữ vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Ngay trước Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Trì, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã tổ chức Lễ phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường.
Ký giao ước thi đua, tích cực đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

Ký giao ước thi đua, tích cực đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập

(LĐTĐ) Tại Hội nghị viên chức, người lao động năm học 2024 - 2025 diễn ra sáng nay (5/10), Ban Giám hiệu - Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học Long Biên đã ký giao ước thi đua, phát động thi đua tới cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) tiếp tục hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gắn với phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” của ngành Giáo dục giai đoạn 2020 - 2025.
Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng

Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 5 và 6/10, Công an huyện Đan Phượng, Hà Nội phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, Công ty Điện lực Đan Phượng tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cho người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện.

Tin khác

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Ngay sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, hàng loạt các kế hoạch để chuẩn bị thi hành Luật đã được thành phố Hà Nội ban hành. Thành phố cũng phát động phong trào thi đua, và đang hết sức khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị các điều kiện chờ ngày Luật có hiệu lực (1/1/2025) để hiện thực hóa các quyết sách của Quốc hội vào cuộc sống.
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Với sự dày công nghiên cứu, Luật đã được hoàn thiện với 7 chương 54 điều, gần gấp đôi so với Luật năm 2012, với những cơ chế mới chưa từng có tiền lệ, những chính sách được ban hành với sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ... cho thấy Luật đã được xây dựng theo đúng tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

LTS: Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao, đạt 95,06%. Luật Thủ đô (sửa đổi) đã ghi dấu ấn trong công tác lập pháp của Quốc hội khóa XV với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ chưa từng có cho Thủ đô Hà Nội. Tầm nhìn kiến tạo, phát triển của Quốc hội còn được thể hiện khi cùng với sửa Luật Thủ đô, Quốc hội đã xem xét Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, tạo nên cơ sở pháp lý đồng bộ cho Hà Nội khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để bứt phá, phát triển.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Xem thêm
Phiên bản di động