Tránh lãng phí khi “ồ ạt” đi khám hậu Covid-19
Phòng tránh các di chứng phổi và hô hấp hậu Covid-19 Liên tục mất ngủ, rụng tóc, đuối sức do hậu COVID-19 |
Chỉ có 10-20% mắc hội chứng hậu Covid-19
Hậu Covid-19 là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm, lo lắng, nhất là đối với những bệnh nhân vừa hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh.
Đưa vợ đi khám tại Phòng khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, ông Nguyễn Văn T. (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) cho biết: Vợ ông đã 64 tuổi, bị mắc Covid-19 thể nhẹ, nên được điều trị tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 Trường Đại học Phenikaa (Hà Đông). Sau 10 ngày khỏi bệnh thì được về nhà.
“Tuy nhiên, 1 tuần sau khỏi bệnh thì vợ tôi thường xuyên bị ho, khạc ra đờm có máu, sức khỏe giảm sút… Do vợ có nhiều bệnh nền như: Cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu… nên dù không biết vợ có bị hậu Covid-19 hay không, tôi vẫn đưa đi khám cho an tâm”, ông T chia sẻ.
Các bệnh nhân tới khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. |
Trường hợp của vợ chồng ông T cũng là tình trạng và thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân, cũng như người nhà bệnh nhân sau khi điều trị khỏi Covid-19.
Chia sẻ về vấn đề hậu Covid-19, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Phượng, Giảng viên cao cấp, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội, Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia hô hấp Medlatec, cho biết: Theo các nghiên cứu trên thế giới, chỉ có từ 10-20% người mắc Covid-19 có biểu hiện hội chứng hậu Covid-19. Hậu Covid-19 có thể xuất hiện trong vòng 3 tháng từ khi mắc bệnh và tồn tại kéo dài trên 12 tuần.
Vi rút SASR-CoV-2 tấn công vào tất cả các cơ quan của cơ thể ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, giai đoạn hậu Covid-19 có thể do di chứng tổn thương của đa cơ quan, nên hay gặp ở những bệnh nhân có nhiều triệu chứng sau khi khỏi Covid-19 như: Mệt mỏi, tức ngực, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, stress, mất mùi và khứu giác vẫn còn… nhưng hội chứng hệ hô hấp là chủ yếu. Triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục từ đợt mắc Covid-19 cấp tính, hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian.
“Nguyên nhân gây tình trạng hậu Covid-19 là do vi rút SARS-CoV-2 gây phản ứng viêm - cytokines - xơ hóa - rối loạn đông máu. Do tổn thương di chứng sau thời gian dài điều trị hồi sức trong bệnh viện, tổn thương di chứng của bệnh nền kèm theo...”, bác sĩ Phượng phân tích.
Gây tổn thương đa cơ quan, nhưng theo các bác sĩ hậu quả nghiêm trọng nhất của hậu Covid-19 là xơ hóa phổi, tắc mạch phổi. Đây là 2 tình trạng di chứng phổi rõ ràng và nặng nề nhất ở hội chứng hậu Covid-19 với biểu hiện hô hấp thường là tình trạng khó thở các mức độ từ nhẹ đến nặng; ho kéo dài, đau tức ngực; suy giảm chức năng hô hấp.
Cũng theo chuyên gia hô hấp, những F0 phải nhập viện điều trị, đặc biệt là điều trị hồi sức tích cực hay gặp hội chứng hậu Covid-19, còn bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng hầu như ít gặp. “Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị xơ phổi hậu Covid-19 là người tuổi cao, nam giới, thời gian nằm viện dài và có bệnh phổi kẽ từ trước, mức độ nặng phải thở oxy, thở máy”, bác sĩ Phượng cho hay.
“Hãy lắng nghe cơ thể mình”
Trước tình trạng ca mắc Covid-19 hiện nay tăng cao, người bệnh có tâm lý lo lắng trước thông tin về hội chứng hậu Covid-19, nhiều phòng khám đã quảng cáo các gói khám hậu Covid-19 như gói: Chuyên sâu, cơ bản, trung bình… với giá từ 2 đến 7 triệu đồng. Nhưng theo khuyến cáo của chuyên gia, không phải ai mắc Covid-19 cũng đi khám hậu Covid-19 và nếu không tỉnh táo trong lựa chọn, có thể sẽ bị lãng phí tiền bạc.
Bác sĩ Phượng cho biết: “Tuy nhiều người gặp phải hội chứng hậu Covid-19, nhưng không có nghĩa là tất cả những người sau khi bị Covid-19 đều đi khám hậu Covid-19, như vậy sẽ rất lãng phí. Nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị ICU thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Còn nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện thì chỉ đi tái khám khi có triệu chứng hậu Covid-19”.
Đồng quan điểm trên, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết: Người bệnh nên lắng nghe cơ thể mình sau khi bị mắc Covid-19. Khi có những triệu chứng bất thường liên quan tới vấn đề hô hấp, khó thở, đau ngực, liên quan tim mạch, rối loạn tâm lý kéo dài… thì nên tới gặp bác sĩ để có những lời khuyên, hoặc những bài tập phù hợp để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và trở lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày” - bác sĩ Tiến nói.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi mắc Covid-19, nhưng có khoảng từ 10 đến 20% bị ảnh hưởng lâu dài biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, được gọi là tình trạng hậu Covid-19. Thường sau khoảng 4 tuần bị lây nhiễm, người bệnh sẽ có các triệu chứng hậu Covid-19. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở cả những người không triệu chứng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm. |
Cụ thể, bác sĩ Tiến cho biết những F0 sau khi khỏi bệnh cần lưu ý vấn đề khám hậu Covid-19 gồm: Người có bệnh nền như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...
Người từ 60 tuổi trở lên bởi họ có nguy cơ nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn; người phải nhập viện khi mắc Covid-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở ô xy, sốt cao phải nhập viện).
Người bệnh sẽ được khám, tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng của bệnh đồng thời đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, nhất là những người từng nhiễm bệnh ở mức độ nặng, nguy kịch hoặc suy giảm sức khoẻ sau khi khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng cho biết thêm, trẻ em mắc Covid-19 triệu chứng không nặng và vấn đề hậu Covid-19 không đáng ngại. Theo bác sĩ Phượng, do hệ thống miễn dịch của trẻ em còn khá tốt, sức phục hồi của trẻ em tốt hơn do chưa có bệnh nền, nên không đáng lo ngại.
Bác sĩ Phượng cũng cho biết thêm, trẻ em mắc Covid-19 triệu chứng không nặng. Những trường hợp đã tiêm vắc xin, tỷ lệ triệu chứng nặng giảm mạnh và bệnh nhân gần như phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là trẻ em.
Mặc dù tỷ lệ rất nhỏ trẻ nhiễm SARS-CoV-2 xuất hiện dấu hiệu nặng, nhưng các phụ huynh không nên chủ quan, mà phải quan tâm đến triệu chứng đường hô hấp của trẻ.
“Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ mà uống thuốc hạ sốt 2 lần không hạ thì phải liên hệ ngay với cơ sở y tế để có sự hỗ trợ. Phải quan tâm đến nhịp thở của trẻ như: Trẻ dưới 12 tuổi nhịp thở phải trên 30 lần/phút, trẻ vài tháng đến 1 tuổi nhịp thở phải trên 60 lần.
Mẹ không biết đếm nhịp thở của con thì nhìn thấy con có cánh mũi phập phồng, lồng ngực co kéo, thở dốc, quấy khóc thì phải liên hệ với y tế cơ sở để có sự hỗ trợ sớm nhất. F0 điều trị tại nhà hiện rất lớn, trong đó có trẻ em, nên vai trò của người thân chăm sóc trẻ nhỏ rất quan trọng”, bác sĩ Phượng cho biết thêm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19