Tranh ghép vải: Mảnh ghép mĩ thuật hiện đại hoàn mỹ
Độc đáo tranh ghép vải "Nhịp xuân" |
Trên thế giới, tranh ghép vải xuất hiện ở nhiều nơi, thuộc các vùng văn hoá và địa lý khác nhau, vì thế tranh ghép vải rất phong phú và đa dạng. Với tranh ghép vải Việt Nam, các họa sĩ qua nhiều thế hệ đã tạo được những dấu ấn riêng đặc sắc được thể hiện cả ở các dòng tranh dân gian và hiện đại.
Tác phẩm tranh gép vải của họa sĩ Nguyễn Thu Huyền |
Năm 1949, Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp được thành lập với tên trường là “Quốc gia mỹ nghệ” gồm bốn chuyên ngành đào tạo chính là sơn mài, chạm kim, mộc và trang trí dệt. Cùng với quá trình phát triển của nhà trường, ngành trang trí dệt có những sự thay đổi rõ rệt khi mở rộng giảng dạy thêm nhiều môn ngoài Dệt thảm len như dệt thổ cẩm, vải hoa, tranh chất liệu tổng hợp, tranh ghép vải.
Tranh ghép vải có những đặc điểm nghệ thuật riêng biệt, độc đáo so với những dòng tranh khác đó là chất liệu và kỹ thuật thể hiện. Người họa sĩ khi sáng tác dòng tranh này thường sử dụng các kỹ thuật chính là cắt - ghép - thêu hoặc cắt - dán để tạo nên tác phẩm. Vì thế tranh ghép vải được chia theo hai loại ứng với các kỹ thuật thể hiện là tranh ghép vải chất liệu và tranh dán vải. Các họa sĩ tranh ghép vải với sự tìm tòi, khám phá đã tìm ra những cách thể hiện riêng, cho ra đời những tác phẩm với vẻ đẹp khác lạ, không bị trộn lẫn với các quốc gia khác.
Các họa sĩ qua việc kết hợp các kỹ thuật với chất liệu vải, đã làm cho tác phẩm của mình phong phú, thể hiện được tính độc đáo chất liệu. Điểm đặc biệt ở tranh ghép vải là càng xem kỹ mới càng thấy rõ nét đẹp của nó, bởi có quan sát kỹ mới thấy được các kỹ thuật người họa sĩ thể hiện, mới thấy được từng vẻ đẹp của các chất liệu khi được kết hợp hài hòa với nhau.
Ở nước ta, tranh ghép vải là một dòng tranh mới nhưng đã gây được nhiều sự chú ý đối với công chúng vì chất lạ và tính ứng dụng cao. Các họa sĩ cũng đã có những thành tựu nhất định như họa sĩ Dương Kim Dung, Nông Minh Tân, Nguyễn Thị Phương Lan, Đặng Thị Khuê, Trần Thanh Thục, Nguyễn Thu Huyền...
Nói về dòng tranh dán vải, không thể không kể đến họa sĩ Nguyễn Thị Phương Lan. Sau hơn 20 năm chuyên sáng tác tranh dán vải, bà đã tổ chức được 6 triển lãm, trong đó có 3 cuộc triển lãm chung và 3 cuộc cá nhân. Các tác phẩm tranh dán vải của họa sĩ đã được trưng bày tại Triển lãm Hội họa châu Á lần thứ 2, 3, 4 tại Nhật bản vào 1999, 2000, 2011. Bà là người đầu tiên công bố một cuộc triển lãm toàn tranh dán vải ở Việt Nam vào tháng 11/2011 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà nội.
Họa sĩ Nguyễn Thu Huyền |
Họa sĩ Nguyễn Thị Phương Lan cho biết, để hoàn thành một tác phẩm tranh dán vải, người họa sĩ phải thực hiện nhiều công đoạn cầu kỳ. Đầu tiên là khâu lựa chọn vải. Vải sẽ gợi ý cho người họa sĩ bố cục và chủ đề của bức tranh. Nhưng để lựa được mảnh vải vụn phù hợp cũng không phải dễ. Nó là câu chuyện của nghệ thuật, liên quan tới sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ.
Là một họa sĩ thế hệ mới theo đuổi thành công dòng tranh ghép vải độc đáo, họa sĩ Nguyễn Thu Huyền - Giảng viên Đại học Mĩ thuật Công nghiệp cho biết, bản thân tranh ghép vải đã có sự độc đáo riêng ở màu sắc và chất liệu. Bức tranh được làm hoàn toàn từ các mảnh vải nhỏ bé và viền lại bằng sợi chỉ mong manh, toát lên được sự cầu kì, tỉ mỉ trong từng chi tiết. tuy nhiên cũng như các dòng tranh khác trên thị trường cùng một chất liệu, cùng một phương pháp vẽ nhưng cái quan trọng để làm nên một tác phẩm đẹp phải nằm ở tư duy sáng tác và ý đồ thể hiện trong tác phẩm mà người họa sĩ có thể truyền tải hay mang lại những cảm xúc cho người thưởng lãm.
Nữ họa sĩ trẻ Thu Huyền hiện đang dành nhiều tâm huyết sáng tạo dòng tranh này. Đặc biệt, chị liên tục tìm tòi, sáng tạo để tranh trở thành tiếng nói của cảm xúc, chứ không đơn thuần là những mảng màu bằng vải được khớp nối lại. Chị cho biết: “Tranh ghép vải cùng được làm từ vải nhưng cách làm không phải họa sĩ nào cũng giống nhau. Có người thêu, có người chỉ chuyên làm từ vải voan…còn với tôi là một cách làm hoàn toàn khác. Tôi tự tìm cho mình một hướng đi riêng, không bị ảnh hưởng bởi các họa sĩ đi trước. Vải thu hút tôi vì màu sắc và chất liệu đặc biệt của nó. Tôi đã tìm tòi, sáng tạo và sử dụng chất liệu như một ưu thế về sự kỳ công. Để đi một nét, với các chất liệu khác là một điều quá đơn giản với việc sử dụng bút lông. Nhưng để tạo hình khuôn mặt, các chi tiết rất nhỏ trong tranh ghép vải, tôi phải đi bằng những sợi chỉ…đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo rất nhiều.
Là một môn nghệ thuật độc đáo và mới lạ như vậy nhưng thật sự tranh ghép vải lại chưa nhận được sự đánh giá đúng đắn về giá trị cũng như chưa tạo được nhiều sự hứng thú với các họa sĩ. Có lẽ do đặc thù trong cách thể hiện yêu cầu nhiều về kỹ thuật, độ tỉ mỉ, khéo tay và lại phụ thuộc vào chất liệu nên không có nhiều người theo đuổi dòng tranh này. |
Nếu trước đây quan niệm tranh ghép vải là ghép những miếng vải vụn lên các hình với màu sắc hoa văn chất liệu sao cho hợp lý thì tôi tạo hoa văn riêng trên từng khối hình mảng màu. Chắp vải, đan tết, xếp nếp thành một thứ hoa văn của riêng mình, không hề phụ thuộc vào mẫu hình có sẵn trên miếng vải. Cầu kỳ nhưng không phải thêu. Riêng biệt nhưng không phải vẽ. Nếu bút lông là phương tiện, màu là chất liệu thì với tôi dùng kim là bút lông; chỉ, vải là chất liệu”.
Trong 12 năm qua, các chủ đề phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt gia đình họa sĩ Thu Huyền đều mạnh dạn thể hiện. Nhưng thành công nhất có lẽ là hình ảnh người phụ nữ, khi sâu lắng, dịu dàng, khi lại mạnh mẽ, khát khao qua những câu chuyện cuộc đời, những cảm xúc bản thân, những thanh âm trong trẻo của cuộc sống hiện đại….
Là một môn nghệ thuật độc đáo và mới lạ như vậy nhưng thật sự tranh ghép vải lại chưa nhận được sự đánh giá đúng đắn về giá trị cũng như chưa tạo được nhiều sự hứng thú với các họa sĩ. Có lẽ do đặc thù trong cách thể hiện yêu cầu nhiều về kỹ thuật, độ tỉ mỉ, khéo tay và lại phụ thuộc vào chất liệu nên không có nhiều người theo đuổi dòng tranh này. So với số lượng các họa sĩ nghệ thuật tạo hình thì số họa sĩ làm tranh ghép vải rất ít. Vì thế, để tranh ghép vải được biết đến rộng rãi hơn, cần có những giải pháp và định hướng đúng đắn về đào tạo, ứng dụng thực tiễn và cách truyền thông các sản phẩm tranh ghép vải.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28