Hà Nội

Tràn lan chợ cóc, chợ tạm

(LĐTĐ) Chợ cóc, chợ tạm mọc tràn lan trên các đường phố, địa bàn khu dân cư đang là thực trạng tồn tại nhiều năm nay ở Hà Nội. Những khu chợ này không chỉ gây mất mĩ quan đô thị, an toàn giao thông mà còn tiềm ấn nhiều nguy cơ đối với người dân.  
tran lan cho coc cho tam Người dân bức xúc vì chợ cóc, hàng rong ngổn ngang lòng đường
tran lan cho coc cho tam Tăng cường công tác quản lý chợ cóc, chợ tạm

Sau nhiều đợt triển khai cao điểm lập lại trật tự trật tự đô thị, đến nay việc lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh tại Hà Nội đã phần nào tạm lắng xuống. Tuy nhiên, tại nhiều địa bàn, các chợ cóc, chợ tạm đang dần “hồi sinh”, gây phiền phức không nhỏ đối với đời sống của những người dân.

Theo ghi nhận của phóng viên, cứ vào mỗi buổi sáng sớm, con đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai) luôn luôn tấp nập người mua bán các loại mặt hàng phục vụ đời sống của người dân. Những phản thịt, những hàng hoa quả, hàng rau… thi nhau bày tràn lan ra vỉa hè, lòng đường mà không hề có sự kiểm tra, chấn chỉnh của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Điều đáng nói, con đường này từ trước đến nay vốn được xem là “điểm đen” về un tắc giao thông. Việc ngang nhiên căng bạt “họp chợ” giữa lòng đường khiến cho giao thông đi lại của người dân thêm phần khó khăn, nguy hiểm.

Chị Nguyễn Thị Hải (Lĩnh Nam, Hoàng Mai) cho biết: “Chợ cóc đã hình thành ở khu vực này vài năm. Trước đó, chỉ một số người tập trung bán hàng rong, dần dần đến nay, các hàng quán đều đua nhau lấn ra lề đường, tự ý căng dù bạt kéo dài gần 100m khiến con đường thêm phần chật hẹp, nhốn nháo gây mất an toàn giao thông”.

Ngoài ra, trong quá trình mua bán, các phế phẩm từ việc giết mổ cá, gia cầm được người bán vứt bỏ bừa bãi ngay trên vỉa hè hoặc sát lề đường khiến khu vực này trở nên nhếch nhác và mất vệ sinh.

tran lan cho coc cho tam
Chợ cóc, chợ tạm xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn Thành phố

Không chỉ ở các khu dân cứ hay tuyến đường trong nội thành mà ở các huyện ngoại thành tình trạng chợ cóc, chợ tạm cũng diễn ra phổ biến. Đơn cử như tại đường Cổ Bi (Gia Lâm) một chợ cóc khác cũng ngang nhiên hoạt động suốt nhiều năm nay.

Do khu chợ nằm ngay cạnh trường học nên vào giờ tan tầm hầu hết các bậc phụ huynh đến đón con đều tiện đường ghé qua mua thực phẩm. Những chiếc xe máy đỗ ngổn ngang cùng dòng người đổ ra từ cổng trường khiến giao thông trở nên ách tắc, hỗn loạn thậm chí xảy ra va quệt giữa những người tham gia giao thông.

Lý giải thói quen mua thực phẩm tại chợ tự phát, chị Nguyễn Thị Nhung (Cổ Bi, Gia Lâm) chia sẻ: “Do đi làm về muộn nên tôi thường mua thực phẩm ở những chợ cóc, chợ tạm. Ở đây hầu như mặt hàng nào cũng có, lại có thể dễ dàng dừng xe mua vài thứ đồ rồi đi luôn, không cần tốn thời gian như ở siêu thị hay cửa hàng. Về độ an toàn, tôi chủ yếu mua hàng của người quen nên khá yên tâm”.

tran lan cho coc cho tam
Người dân vô tư dựng xe giữa lòng đường để mua bán khiến đường Làng Cam (Cổ Bi, Gia Lâm) thường xuyên ách tắc, hỗn loạn.

Còn đối với các hộ dân sống tại các khu chợ tạm, chợ cóc mặc dù tạo nhiều thuận tiện trong việc mua bán song bên cạnh đó họ cũng luôn ngán ngẩm bởi tình trạng mất trật tự, ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Chị Trần Thị Mến, một người dân sống gần chợ tạm Nguyễn Phong Sắc cho biết: “Vào những giờ cao điểm, tiếng mời chào khách xen lẫn tiếng mặc cả, đặc biệt là còi xe làm cả khu chợ trở lên rất ồn ào gây ảnh hưởng nhiều tới các gia đình sống gần chợ. Thêm vào đó là mùi tanh, hôi của những chỗ bán cá, bán gà bốc lên rất khó chịu”.

Trên thực tế, những năm qua Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt trong việc dẹp chợ cóc, chợ tạm nhưng hiệu quả đạt được không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn Thành phố vẫn còn tồn tại hàng trăm chợ tạm, chợ cóc. Điều đáng lo ngại là loại hình chợ này ngày càng có chiều hướng gia tăng và xuất hiện ở nhiều nơi.

Mặt khác, do không hoạt động dưới sự kiểm soát của cơ quan chức năng nên giá cả ở các khu chợ tự phát không ổn định, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước tình trạng trên đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm đang tồn tại để trả lại không gian sạch sẽ thoáng đãng và an toàn cho khu vực.

Nguyễn Tôn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

(LĐTĐ) Đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an thành phố Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải quản lý, xử lý khối lượng vật chứng rất lớn, có những vật chứng từ nhiều năm nay gây lãng phí...
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được giao hơn 16.087 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 28/10/2024 "siêu ban" này chỉ mới giải ngân được 1.148 tỷ đồng, đạt 7,14%.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

(LĐTĐ) Sáng 30/10, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm xử lý và đưa mức án đề nghị với 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC).
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai

Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới, bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu được xây dựng nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế.

Tin khác

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai

Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới, bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Sơn Tây: Sắp diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I

Sơn Tây: Sắp diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I

(LĐTĐ) Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây thông tin, dự kiến trong 5 ngày, từ 31/10 đến 4/11 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 với chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai!” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công

Giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó của dự án đầu tư công

(LĐTĐ) Thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, chiều 29/10, các đại biểu Quốc hội cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đề khó khăn, vướng mắc gặp phải đối với các dự án đầu tư công. Vì thế, việc cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án riêng đã góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các dự án.
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án

Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 29/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024

Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục năm học 2023 - 2024.
Hà Nội: Người có công, người khuyết tật, người cao tuổi sẽ được dùng thẻ xe buýt miễn phí không thời hạn

Hà Nội: Người có công, người khuyết tật, người cao tuổi sẽ được dùng thẻ xe buýt miễn phí không thời hạn

(LĐTĐ) Hà Nội đã quyết định bỏ thời hạn thẻ miễn phí sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng đối với người có công, người khuyết tật, người cao tuổi.
Hà Nội nâng cấp, mở rộng nền tảng ứng dụng iHanoi

Hà Nội nâng cấp, mở rộng nền tảng ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Việc nâng cấp, mở rộng hướng đến mục tiêu iHanoi trở thành nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung, duy nhất của thành phố Hà Nội nhằm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm để chính quyền phục vụ”.
Xem thêm
Phiên bản di động